0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Tình hình phát triển cho vay tiêu dùng, các biện pháp dẫn tới sự phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 43 -54 )

phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng Quân Đội.

Sự hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Quân Đội xuất phát từ:

• Thu nhập dân cư tăng

NHTMCPQĐ thực sự chỉ mới tiến hành các hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây. Trước xu thế phát triển của thị trường khách hàng cá nhân, thu nhập của dân cư ngày càng tăng, từ đó yêu cầu nhằm thoã mãn về cuộc sống được nâng lên. Đi vay là một trong những biện pháp khả thi nhằm thục hiện mục đích đó. Nắm bắt được nhu cầu đó ngân hàng Quân Đội quyết định xúc tiến các hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngân hàng đã quyết định nghiên cứu, triển khai một số sản phẩm cho vay tiêu dùng. Cùng với việc nghiên cứu, Ngân hàng đã triển khai áp dụng thử nghiệm tại một số chi nhánh.Tuy nhiên, lúc này các sản phẩm còn chưa có sự phân định rõ ràng và các khoản tín dụng tiêu dùng cung cấp trong giai đoạn này đều được tính chung là tín dụng cho khách hàng cá nhân. Giai đoạn này các món vay được thực hiện còn mang tính thử nghiệm, Ngân hàng vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần. Quá trình thực hiện, còn nhiều hạn chế: công tác thẩm định khách hàng chưa thực sự bài bản, khâu giải ngân và kiểm soát còn chưa hợp lý và thiếu chặt chẽ…

Có thể nói hoạt động cho vay tiêu dùng đã phát triển rất nhanh. Vào thời điểm cuối năm 2001 đầu năm 2002, thị trường cho vay tiêu dùng đã sôi động và có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Các Ngân hàng thương mại đồng loạt tung ra sản phẩm cho vay mua Ô tô trả góp: VP Bank, ACB, Sacombank, VIBank, Techcombank… trước tình hình đó Ông Lê Văn Bé - tổng giám đốc NHTMCPQĐ đã quyết định thành lập ngay tổ nghiên cứu và triển khai sản phẩm Ô tô trả góp. Đồng thời việc chuẩn hoá lại sản phẩm cho vay mua sắm, sửa chữa nhà cũng được thực hiện. Ngân hàng Quân đội đã nhanh chóng triển khai hai sản phẩm này. Và chỉ trong vòng một năm, với sản phẩm cho vay mua Ô tô trả góp và mua sắm, sữa chữa nhà Ngân hàng Quân đội đã tạo lập được hình ảnh của một Ngân hàng bán lẻ đối với đông đảo khách hàng.

Để theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc phát triển hai sản phẩm kể trên, Ngân hàng Quân đội đã tích cực nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm mới như: cho vay du học, cho vay tín chấp đảm bảo bằng lương, cho vay phục vụ các mục đích tiêu dùng khác… Với danh mục sản phẩm ngày một đa dạng, quy trình thực hiện ngày một hoàn thiện nên Ngân hàng Quân đội đã tạo lập được một vị thế trên thị trường cho vay tiêu dùng .

Việc thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp phần nâng cao hình ảnh của Ngân hàng Quân đội. Với đối tượng là các cá nhân và hộ gia đình, hoạt động cho vay tiêu dùng đã làm cho số người biết đến Ngân hàng Quân đội tăng lên nhanh chóng. Với tổng số lượng khách hàng đến với Ngân hàng Quân Đội đến nay đạt hơn 3000 khách hàng.

2.2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Quân Đội

Bảng2.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng (2004 – 2006) (Đơn vị:Tỷ đồng)

Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Tăng trưởng % Số tiền Tăng trưởng % Số tiền Tăng trưởng %

1. Doanh số cho vay 421 27 505 20 591 17

2. Doanh số thu nợ 284 44 403 42 556 38

3. Dư nợ 373 58 475 27 570 20

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHTMCPQĐ) Kể từ khi triển khai, sản phẩm cho vay tiêu dùng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trên cả ba chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ.

Biểu đồ 3: Tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng (2004-2006)

Từ biểu đồ trên cho thấy quy mô doanh số cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Dư nợ năm

2004 đạt 373 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 570 tỷ đồng tăng hơn 1,5 lần so với năm 2004 thể hiện tốc độ tăng trưởng dư nợ được duy trì qua mỗi năm.

Sở dĩ ngân hàng Quân Đội có được mức tăng trưởng cho vay tiêu dùng như vậy là do trong giai đoạn này ngân hàng Quân Đội đã tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh ra nhiều tỉnh thành trọng điểm, nơi tập trung nhiều dân cư, đời sống khá giả nhu cầu tiêu dùng lớn như khai trương chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ, Thành phố Huế, Việt trì – Phú Thọ. việc mở rộng này bước đầu mang đến cho ngân hàng một lượng khách hàng mới giúp tăng dư nợ cũng như lợi nhuận.

Ngoài ra, trong chính sách cho vay tiêu dùng của mình ngân hàng Quân Đội thường không bó hẹp trong một phạm vi nào cả về địa bàn cũng như lãi suất cho vay, do đó tạo điều kiện thông thoáng cho khách hàng dễ tiếp cận tới sản phẩm của ngân hàng.

2.2.3.2. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay Bảng 2.2: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Cho vay tiêu dùng 373 9.5% 475 10.6% 570 11.2%

Cho vay khác 3525 90.5% 3995 89.4% 4534.74 88.8%

Tổng cộng 3921.3 100% 4470 100% 5104.74 100%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHTMCPQĐ)

Qua các năm cho vay tiêu dùng ngày càng chiếm vị trí quan trọng và tỷ trọng nhiều hơn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Quân Đội. 9.9% trong năm 2004 lên 11.2% năm 2006. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng nhanh trong các năm tiếp theo.

Ngân hàng Quân Đội đã xác định hướng đi cho mình là trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cho vay tiêu

dùng, do đó giai đoạn này ngân hàng đã tập trung vào các sản phẩm cho vay tiêu dùng bằng cách: cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới như cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay đảm bảo bằng cổ phiếu…; tạo nhiều ưu đãi cho các sản phẩm đã có.

Biểu đồ 4: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của NHQĐ (2004-2006)

2.2.3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo các sản phẩm

Theo báo cáo tín dụng về cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Quân Đội chủ yếu tập trung vào các sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp và mua sắm sửa chữa nhà cửa. Do đời sống kinh tế của người dân ngày càng tăng, nhu cầu cuộc sông được nâng lên nên nhu cầu về hai loại sản phẩm này tăng lên nhanh chóng.

Được triển khai năm 2001, sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp là một trong những sản phẩm chủ yếu của ngân hàng Quân Đội đã có bước phát triển mạnh mẽ. Do thị trường ô tô Việt Nam giai đoạn này có nhiều hãng tham gia cung cấp: Mercedes, Toyota, Mitsubishi, ford… Trong năm 2006, việc áp dụng luật nhập khẩu xe cũ được thi hành đã tạo cơ hội cho nhiều khách hàng có khả năng sắm cho mình một chiếc ô tô, điều đó thúc đẩy sự phát triển cho vay tiêu dùng sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp phát triển. Ngoài ra, việc ngân hàng cho vay ưu đãi mua ô tô dựa trên bản thoả thuận 3 bên trong “liên minh” hỗ trợ khách hàng mới, giữa MB, Vinamotor và Công ty Bảo hiểm Viễn Đông trong năm 2006 góp phần làm cho sản phẩm này ngày càng phát triển.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Đơn vị: Tỷ đồng

Sản phẩm cho vay

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ

Ô tô trả góp 129 166 176.75 190 187 210 Sửa chữa nhà, Mua nhà, đất 232 170 202 213.75 246 225 Kinh doanh Chứng khoán 11 12 25.25 23.75 50 48 Du học 2 2 25.25 14.25 47 26 Cho vay khác 46 23 75.75 33.25 80 61 Tổng cộng 421 373 505 475 610 570

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHTMCPQĐ) Sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Quân đội đã được triển khai từ nhiều năm trước là sản phẩm cho vay mua mới và sửa chữa nhà. Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2002 đầu năm 2003, khi nhu cầu về nhà tăng đột

biến thì sản phẩm này mới có bước tăng trưởng mạnh. Và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Đến cuối giữa năm 2006 do hiệu ứng của việc thị trường chứng phát triển, nhiều nhà đầu tư trở nên giàu có hơn trong đó chiếm đa số là những người từ độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi là những người mới lập gia đình, nhu cầu mua sắm nhà cửa được đặt lên hàng đầu nhằm ổn định cuộc sống.

Sản phẩm cho vay du học được triển khai vào năm 2003. Lúc đầu Ngân hàng chỉ cho vay để chứng minh năng lực tài chính và thanh toán tiền học phí. Năm 2004 Ngân hàng Quân đội triển khai sản phẩm thẻ Active plus đồng thời cơ chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước có nhiều điểm linh hoạt hơn nên hiện nay Ngân hàng Quân đội đã hỗ trợ chi phí du học trọn gói bao gồm: chi phí ăn ở, học phí, bảo hiểm, visa, vé máy bay… trong suốt thời gian du học. Với nhu cầu du học nước ngoài ngày càng tăng, cho vay du học sẽ trở thành một trong những sản phẩm chiến lược của Ngân hàng trong những năm tới.

Trong năm 2006 với sự phát triển của thị trường chứng khoán kéo theo nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường được xem là nhiều rủi ro này. Chính vì thế nhu cầu đi vay của các nhà đầu tư trong thị trường này rất lớn, điều đó góp phần làm cho sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán được phát triển. Cho vay tiêu dùng khác là các khoản vay mà Ngân hàng Quân đội tài trợ cho khách hàng để mua sắm các hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân. Mục đích cho vay khá đa dạng, giá trị của các khoản vay này thường nhỏ và thời hạn ngắn. Hiện nay, dư nợ sản phẩm này chưa cao trong tổng cơ cấu cho vay tiêu dùng của NHTMCPQĐ.

2.2.3.4. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian

Cho vay tiêu dùng của ngân hàng Quân Đội mới chủ yếu tập trung vào các sản phẩm ngắn và trung hạn. Trong giai đoạn này do nhu cầu về mua sắm sửa chữa nhà cửa tăng cao do đó tỷ trọng các sản phẩm cho vay ngắn hạn

chiếm một tỷ trọng đáng kể gần bằng các sản phẩm cho vay trung hạn là các món vay chủ yếu nhằm để mua sắm ô tô của các khách hàng có thu nhập cao.

Bảng 2.4:Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dư nợ Tỷ trọng(%) Dư nợ Tỷ trọng(%) Dư nợ Tỷ trọng(%) Ngắn hạn <12 Tháng 154 41 203 42.7 275 48.2 Trung hạn >12 và <60 Tháng 219 59 272 47.3 295 51.8 Dài hạn > 60 Tháng 0 0 0 0 0 0 Tổng Cộng 373 100 475 100 570 100

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHTMCPQĐ)

Tuy nhiên, do sản phẩm chủ yếu của ngân hàng vẫn là hai sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp, cho vay mua sắm sửa chữa nhà cửa là những sản phẩm có thời hạn ngắn, chưa tập trung chú trọng vào các sản phẩm đòi hỏi thời gian vay tương đối dài điển hình như cho vay du học. Do đó cơ cấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng Quân Đội vẫn trong phạm vi dưới 60 tháng.

2.2.3.5. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng có bảo đảm và không có bảo đảm

Trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Quân Đội cho vay có tài sản đảm bảo là chủ yếu, đó là cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Cho vay ngoài việc nguồn trả nợ, uy tín và bản thân khách hàng thì tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố thường được nhắc đến.

Việc cho vay có bảo đảm chiếm chủ yếu trong cho vay tiêu dùng thể hiện sự an toàn tín dụng của ngân hàng Quân Đội, đảm bảo hoạt động của ngân hàng đi đúng hướng, góp phần đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng có bảo đảm và không có bảo đảm

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Có bảo đảm 350 94% 449 94.5% 547 96% Không có bảo đảm 23 6% 26 5.5% 23 4% Tổng cộng 373 100% 475 100% 570 100%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHTMCPQĐ) 2.2.3.6. Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi

Dư nợ cho vay tiêu dùng đối với tổng dư nợ còn thấp hơn rất nhiều nên thu lãi cho vay tiêu dùng còn thấp hơn thu lãi từ các hoạt động khác. Tuy nhiên, qua các năm tỷ trọng thu lãi này đã có sự tăng lên đáng kể. Từ 12.9% năm 2004 lên 17% năm 2006.

Nếu nhìn về tỷ trọng trong dư nợ thì có thể thấy rằng lãi thu được từ cho vay tiêu dùng đạt được nhiều hơn. Sở dĩ như vậy bởi vì các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn so với các khoản cho vay khác. Như vậy, thu lãi cho vay tiêu dùng đã có bước phát triển đáng kể chiếm 17 phần trong tổng thể thu lãi và hứa hẹn sẽ tăng hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Thu lãi cho vay tiêu dùng 39 12.9 62.31 15.5 92 17 Thu lãi cho vay khác 263 87.1 339.69 84.5 448 83 Tổng 302 100 402 100 540 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCPQĐ) 2.2.3.7. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội

Cuối năm 2001, từ khi triển khai chương trình cho vay tiêu dùng có thể nói ngân hàng quân đội đã kiểm soát rủi ro khá chặt chẽ và thành công. Tỷ lệ nợ quá hạn thường được duy trì dưới 8% đạt yêu cầu theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 3.5%.

Nợ quá hạn chủ yếu phát sinh từ những năm 1999 và 2000, khi ngân hàng Quân Đội chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc cho vay cá nhân cũng như công tác thẩm định còn nhiều thiếu sót.

Từ khi ngân hàng hình thành Ban thẩm định đến ngày 19/3/2004 đổi thành Phòng quản lý tín dụng có vai trò, chức năng giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về việc quản lý tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng Quân Đội; cùng với phòng tín dụng chất lượng tín dụng, chất lượng công tác thẩm định tín dụng được nâng lên đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng đã được đảm bảo các vấn đề sau: Các điều kiện pháp lý được bảo đảm, đánh giá tình hình hoạt động, báo cáo tài chính của khách hàng một cách chính xác đầy đủ, đảm bảo an toàn khả năng sử dụng vốn vào mục đích.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 43 -54 )

×