3.2.3.1. Xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng
Lý luận cơ sở của hệ thống này là ngân hàng có thể định dạng được các yếu tố về tài chính, kinh tế và động cơ của khách hàng để tách riêng các khoản
vay loại tốt với loại xấu thông qua việc quan sát, thu thập và từ số đông khách hàng vay nợ từ trước đến nay.
Việc chấm điểm tín dụng được thực hiện theo phương pháp xếp loại và phương pháp so sánh. Cách thức sử dụng là cán bộ tín dụng dựa vào hệ thống tính điểm này để đánh giá về các điểm số cho các nhu cầu vay vốn khác nhau từ phía khách hàng. Dựa vào kết quả điểm số, ngân hàng có thể đưa ra quyết định trong việc áp dụng chính sách khách hàng phù hợp. Tuy nhiên, cần khẳng định đây là những chỉ tiêu định lượng, để quản lý khoản vay được hiệu quả hơn, các cán bộ tín dụng cần đề xuất các phương án quản lý đi kèm.
Như vậy hệ thống tính điểm có những ưu thế sau: Loại bỏ bớt những đánh giá mang tính chủ quan.
Có thể giải quyết một số lượng lớn các yêu cầu đơn xin vay của khách hàng mà không cần nhiều sức người, từ đó giúp giảm chi phí.
Thời gian xét duyệt một khoản vay sẽ nhanh hơn.
So sánh và đánh giá vị thế của phương án vay vốn với mặt bằng chung các khoản vay có tính chất tương tự, giúp cho việc ra quyết định đối với các khoản vay được chính xác và khách quan hơn.
Đối với ngân hàng quân đội thì hệ thống tính điểm càng có ý nghĩa to lớn khi mà số cán bộ tín dụng của ngân hàng hiện nay còn ít. Điều này không những giải quyết được vấn đề thiếu nhân sự mà còn làm giảm chi phí, một mục tiêu quan trọng trong quản trị ngân hàng.
Tuy nhiên, hệ thống tính điểm cũng có những hạn chế riêng. Nó mang nhiều tính máy móc, không phân biệt được những trường hợp đặc biệt cần đánh giá riêng.
Thêm vào đó, chúng ta thấy rằng việc sử dụng hệ thống tính điểm tức là chúng ta đã dùng những thông tin của quá khứ để đánh giá hiện tại và tương lai cơ sở thông tin để xây dựng hệ thống tính điểm là những số liệu từ quá khứ. Do vây, sai sót của hệ thống tính điểm có thể mang tính hệ thống. Điều này sẽ rất nguy hiểm.
Biện pháp nhàm hạn chế những nhược điểm trên là ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra và xem xét lại hệ thống tính điểm nhằm đảm bảo rằng mình đang có trong tay một hệ thống tính điểm có tính linh hoạt cao chính xác. Ngoài ra, đối với các trường hợp đặc biệt cần có kỹ thuật đáng giá riêng.
Có nhiều hệ thống tính điểm khác nhau, trong phạm vi của chuyên đề giới thiệu một hệ thống tính điểm cho khách hàng vay tiêu dùng. Hệ thống tính điểm cho kết quả như sau:
Từ 85 đến 100 điểm: khách hàng xếp loại 1 Từ 70 đến 84 điểm: khách hàng xếp loại 2 Từ 50 đến 69 điểm: khách hàng xếp loại 3 Từ 30 đến 49 điểm: khách hàng xếp loại 4 Dưới 30 điểm: khách hàng xếp loại 5
Chính sách tín dụng dự kiến áp dụng đối với từng nhóm khách hàng: Khách hàng loại 1được nhận định như sau: đây là đối tượng khách hàng tiềm năng, ngoài sản phẩm tín dụng, ngân hàng Quân Đội có thể cung cấp cùng lúc nhiều sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng này: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ ATM, các dịch vụ bảo lãnh…
Khách hàng loại 2: đây là nhóm khách hàng có nhiều triển vọng với ngân hàng Quân Đội. Các dịch vụ bảo lãnh, tín dụng cần xem xét điều kiện cho vay theo từng phương án cụ thể. Ngoài ra, ngân hàng Quân Đội có thể
cung cấp các sản phẩm dịch vụ: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ ATM, bảo lãnh…
Khách hàng loại 3: đây là đối tượng ngân hàng Quân Đội áp dụng chính sách đãi ngộ bình thường. Các phương án cho vay cần phải nghiên cứu kỹ tình hình thực tế tại thời điểm cho vay, điều kiện quản lý khoản vay cần chặt chẽ. Trường hợp đang có dư nợ, có thể phải nghiên cứu lại phương án cơ cấu lại nợ của khách hàng này. Các sản phẩm có thể cung cấp ngay cho khách hàng: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ ATM.
Khách hàng loại 4: đây là đối tượng có năng lực tài chính yếu, ngân hàng Quân Đội chỉ cung cấp các sản phẩm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ ATM. Các sản phẩm tín dụng chỉ cấp khi phương án cho vay thực sự hiệu quả, nguồn trả nợ rõ rang, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao.
Khách hàng loại 5: ngân hàng Quân Đội chỉ cung cấp các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ ATM. Không cung cấp các sản phẩm tín dụng , bão lãnh.
3.2.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra sau giải ngân của cán bộ tín dụng
Do đặc điểm của các món vay tiêu dùng thường phát sinh không thường xuyên, các món vay xảy ra một lần và kéo dài tới ba năm do vậy nên công tác kiểm tra và thăm hỏi khách hàng không được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra sau khi giải ngân không chỉ nhằm mục đích truyền thống là kiểm tra tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay theo đề xuất khi vay mà còn nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như nhu cầu mới của khách hàng. Mở rộng khách hàng mới từ khách hàng cũ. Đồng thời việc thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế sản phẩm của ngân hàng. Các thông tin này sẽ giúp cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ và làm cơ sở để mở rộng cho vay tiêu dùng.
3.2.3.3. Nhanh chóng triển khai hoạt động của khối khách hàng cá nhân
Hiện tại, các chi nhánh cấp I của ngân hàng Quân Đội đã chính thức tách hoạt động của phòng tín dụng cá nhân ra khỏi hoạt động tín dụng chung. Tuy nhiên, hoạt động của những phòng này chưa thực sự mạnh và thống nhất.
Nhiều chi nhánh có thời gian hoạt động lâu năm nên đã tịch luỹ được nhiều kinh nghiệm nhưng bên cạnh đó các chi nhánh mới thành lập thì lại gặp rất nhiều khó khăn trong công tác triển khai và thực hiện. Tính chuyên ghiệp ở các chi nhánh này chưa cao.
Thành lập khối khách hàng cá nhân là chủ trương đã được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt. Do vậy, việc nhanh chóng triển khai hoạt động của khối này sẽ tạo cho các cán bộ nhân viên ngân hàng có định hướng rõ ràng và thống nhất. Việc hình thành bất kỳ một chân rết nào của hệ thống này tại các chi nhánh của ngân hàng quân đội sẽ do khối này kên kế hoạch triển khai cụ thể theo từng giai đoạn. Các chính sách cụ thể mang tính định hướng chung bảo đảm các sản phẩm đưa ra sẽ mang tính thống nhất và đặc trưng của ngân hàng.
3.2.3.4. Hiện đại hoá cơ sở vật chất
Hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất là yêu cầu cấp thiết đối với ngân hàng Quân Đội hiện nay. Điều đó không những giúp nhân viên ngân hàng làm việc hiệu quả hơn, phát huy hết khả năng mà còn giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng. Đặc biệt là việc giúp ngân hàng tăng tốc độ xử lý thông tin cũng như là khả năng hoạt động chung.
Ngân hàng cần chú ý tới việc xây dựng một kế hoạch về đầu tư trang thiết bị, công nghệ, đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và tạo tính chuyên môn hoá cao hơn.
3.2.3.5. Thường xuyên tổ chức đào tạo nhân viên để nâng cao nghiệp vụ
Đẩy mạnh công tác đào tạo kỹ năng bán hàng cho cán bộ tín dụng: Ngân hàng nên có chương trình đào tạo cán bộ tín dụng về kỹ năng bán hàng.
Bộ phận cho vay tiêu dùng hiện nay hầu hết là các cán bộ mới, kinh nghiệm chưa nhiều, kiến thức chưa tổng thể nên ngay từ giai đoạn đầu ngân hàng Quân Đội cần có chiến lược đào tạo dài hạn. Việc đào tạo không chỉ dừng lại ở các sản phẩm chuyên dùng mà phải là một tổng thể các hoạt động. Một cán bộ ngoài nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công việc của mình phải nắm được những hoạt động và sản phẩm ngân hàng Quân Đội đang có và triển khai.
Việc nắm được thông tin tổng thể sẽ tạo cho cán bộ ngân hàng một sự tự tin trong công việc. Khi tiếp cận với khách hàng, không chỉ một sản phẩm được giới thiệu mà khách hàng có thể biết đến nhiều sản phẩm khác của ngân hàng Quân Đội.