Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty sứ thanh trì (Trang 135 - 144)

+ Hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được đầu tư thoả đáng

Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu cung cầu nhưng với một kinh phí hết sức hạn hẹp (0,03 % doanh thu/năm) lại do phịng kinh doanh ơm đồm đảm nhiệm nên chất lượng hoạt động nghiên cứu sẽ không cao. Nghiên cứu khơng chính xác sẽ dẫn đến tình trạng dự báo sai nhu cầu thị trường do đó sẽ có sự sai lệch giữa sản xuất và tiêu thụ, có mặt hàng thì bị thiếu hụt, có mặt hàng lại dư thừa dẫn đến tình trạng vừa khơng có hàng bán lại vừa phải tốn chi phí lưu kho đối với những sản phẩm chưa bán được.

Công ty đã dành cho ngân sách xúc tiến hỗn hợp đặc biệt là ngân sách dành cho quảng cáo một khoản đáng kể ( bình quân khoảng 500 triệu/ năm ). Tuy nhiên hoạt động quảng cáo đã không mang lại kết quả cao cho hoạt động

tiêu thụ. Nguyên nhân là do quảng cáo quá dàn trải trên các phương tiện thông tin đại chúng, chưa tập trung và nội dung quảng cáo thì q nhàm chán, đơn giản, khơng thu hút được người xem do không được thiết kế bởi những chuyên gia.

Nguyên nhân chính của sự yếu kém trong hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường là do thiếu bộ phận chuyên về làm Marketing để nắm bắt, nghiên cứu phân tích và dự báo thị trường thật chính xác và hiệu quả.

+ Do có khối lượng đại lý, cửa hàng khá lớn lại tập trung rải rác trên địa bàn cả nước nên Công ty chỉ quan tâm quản lý kênh phân phối cấp I tức là các cửa hàng, đại lý và để tự các cửa hàng, đại lý đó kiểm sốt khách hàng của họ

với mục đích giảm bớt khối lượng cơng việc trong công tác mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Nhưng khó khăn gặp phải là Cơng ty phụ thuộc quá nhiều vào thành phần trung gian này trong việc phân phối sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Do đó, hoạt động tiêu thụ của Cơng ty bị ảnh hưởng nhiều vào các đại lý dẫn đến tình trạng các đại lý có thể ép giá nhà sản xuất hoặc dần chuyển sang chú trọng kinh doanh mặt hàng của các Công ty khác mà đem lại lợi nhuận cao hơn cho họ.

+ Chất lượng của phụ kiện sứ chưa tương xứng với chất lượng sứ gây ra sự hỏng hóc phụ kiện trong q trình sử dụng trong khi phần sứ vẫn còn bền,

đẹp. Điều này gây ra tâm lý hoang mang, nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty.

+ Một số dịng sản phẩm của sứ Thanh Trì vẫn chưa cạnh tranh được với sản phẩm của nước ngoài như Trung Quốc; Cotto, Champion, Star của Thái Lan; American Standard của Mỹ; Toto của Nhật…do tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng dù sản phẩm của Sứ Thanh Trì khơng thua kém gì hàng ngoại mà giá lại rẻ hơn.

+ Tốc độ cung ứng hàng hoá là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng Cơng ty vẫn cịn tình trạng chậm chễ cho việc vận chuyển thông tin, chuyển thông tin kịp thời, điều độ bốc xếp, chuẩn bị hàng cửa hàng

cho khách gây ra hiện tượng hàng sản xuất thiếu so với yêu cầu hoặc có trong kho nhưng chưa vận chuyển kịp làm khách hàng phải đợi quá lâu khiến khách hàng chưa thực sự hài lịng. Ngun nhân của tình trạng này là do thiếu bộ phận điều độ bán hàng. Chỉ có 2 nhân viên thuộc phịng kinh doanh phụ trách điều xe, 1 nhân viên phụ trách ở thị trường Miền Bắc và 1 nhân viên phụ trách thị trường Miền Trung và Miền Nam.

+ Việc bảo hành sản phẩm của Công ty vẫn còn nhiều bất cập do số nhân viên bảo hành làm việc tại Cơng ty q ít (chỉ 2 người), cùng với chính sách bảo hành sản phẩm khơng rõ ràng khiến khách hàng chưa thực sự hài lòng. Với 2 nhân viên bảo hành, Cơng ty chỉ có thể đến sửa chữa khi khách hàng báo hỏng,

lỗi sản phẩm mà khơng có thời gian đến tận cơng trình để hướng dẫn, lắp đặt mẫu cho khách hàng những sản phẩm mới do đó mức độ chăm sóc khách hàng được đánh giá chưa cao. Chính sách bảo hành khơng rõ ràng, chỉ nói chung chung phần sứ được bảo hành vĩnh viễn, phần phụ kiện được bảo hành tối đa 2 năm nhưng khơng nói rõ chế độ bảo hành cụ thể như thế nào.

+ Công tác lập kế hoạch sản xuất của Công ty chưa sát với thực tế khiến sản phẩm sản xuất ra khơng tiêu thụ hết làm tăng chi phí lưu kho. Bên cạnh đó việc nhập ngun vật liệu về kho chưa có sự tính tốn sát sao dẫn đến tình trạng có loại ngun vật liệu thừa làm tăng chi phí lưu kho có loại ngun vật liệu lại

thiếu, bộ phận sản xuất phải chờ nhập về gây mất thời gian. Chi phí tăng sẽ đẩy giá thành lên cao hơn làm giảm năng lực cạnh tranh về sản phẩm của Công ty.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty sứ thanh trì (Trang 135 - 144)