II. Thực trạng đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn huy động
Nguồn vốn đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tập trung chủ yếu bởi 3 nguồn sau : nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng,.
Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư xây dựng tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội giai đoạn 2002-2007
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Vốn NSNN 500 643 690 710 2. Vốn tự bổ sung 93.176 110.000 79.240 198.750 201.560 209.311 3. Vốn tín dụng 327.755 392.664 348.08 0 490.560 501.225 510.857 Tổng nguồn vốn 421.431 504.307 527.32 0 690.000 703.495 720.168 Nhận xét:
Vốn là một điều kiện không thể thiếu để thành lập và phát triển của một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính các doanh nghiệp cần chú ý đến việc huy động và sự luân chuyển của vốn .
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ rất sớm vì vậy nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là một bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn sử dụng đầu tư của Tổng công ty. Trong những năm trước thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, trong lúc cơ chế Nhà nước vẫn còn rất chặt chẽ thì nguồn vốn ngân sách là nguồn quan trọng nhất và lớn mạnh nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những năm gần đây trong thời kỳ mở cửa thị trường các doanh nghiệp tự chủ động hơn trong việc sử dụng và huy động vốn, việc sử dụng nguồn vốn Ngân sách của Tổng công ty càng ngày càng giảm dần và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn.
Vốn tự bổ sung: nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm
Năm 2002 nguồn vốn tự huy động của Tổng công ty chỉ là 93.176 triệu đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn, năm 2003 nguồn vốn đó đã tăng lên 110.000 chiếm 22% tổng nguồn vốn. Đến năm 2006 nguồn vốn tự có của công ty là 201.560 chiếm 29 % tổng vốn và theo kế hoạch thực hiện nguồn vốn này sẽ sử dụng cho năm 2007 là 209.311 chiếm xấp xỉ 30% tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
Lợi nhuận 21.226 50.261 60.000 45.000 67.000
Tổng
nguồn vốn 421.431 504.307 527.320 690.000 703.495
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty xây dựng Hà Nội)
Điều này thể hiện nguồn vốn tự huy động của Tổng công ty tăng dần theo các năm cùng với số lượng tăng lên của tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân chính là do hình thành phần lớn từ lợi nhuận để lại của Tổng công ty , các dự án xây
dựng và các công trình thủy điện ngày càng tăng đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh và công ty hoạt động có lãi.
Nguồn vốn tín dụng thương mại: có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với sự phát triển của Tổng công ty. Nguồn vốn tín dụng thương mại của Tổng công ty xây dựng Hà Nội bao gồm nguồn vốn xây dựng trong nước và nước ngoài. Trong giai đoạn 2002-2004 nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm gần 80% tổng nguồn vốn. Giai đoạn 2004-2006 do hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nên nguồn vốn đi vay giảm từ 5-10%. Do Tổng công ty xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước được thảnh lập từ rất sớn có uy tín trong lĩnh vực xây dựng nên đã tận dụng được điểm mạnh này của mình để mở rộng vốn kinh doanh bằng các đi vay của các tổ chức trung gian tài chính trong nước cũng như ngoài nước.
2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỹ thuật.
Phân loại cơ cấu nguồn vốn theo kỹ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng, điều đó cho ta biết nguồn vốn được sử dụng vào những lĩnh vực đầu tư nào và được sử dụng ra sao?
Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã phân chia nguồn vốn theo góc độ kỹ thuật như sau:
- Xây lắp - Thiết bị
- Khảo sát thiết kế
Bảng cơ cấu nguồn vốn theo kỹ thuật Đơn vị tính: triệu dồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 KH 2007 Xây lắp 331.255 396.074 405.823 480.000 495.026 500.268 Thiết bị 28.891 35.872 45.001 78.000 80.155 91.157 Khảo sát thiết kế 24.634 25.005 27.899 45.000 37.112 39.259 SXKD khác 36.651 47.356 48.597 75.000 91.202 89.484 Tổng nguồn vốn 421.431 504.307 527.320 690.000 703.495 720.168 Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty tăng dần qua các năm đã thúc đẩy các yếu tố như nguồn vốn cho xây lắp tăng. Năm 2002 là 331.255 triệu đồng chiếm 78% tổng số vốn đầu tư. Năm 2003 tăng lên 396.074 chiếm 78,5% tổng vốn. Năm 2004 tăng lên 405.823 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77%. Năm 2005 có 480.000 triệu đồng vốn xây lắp chiếm 70%. Ta thấy tỷ trọng vốn xây lắp 2005 đã sụt giảm so với các năm trước, nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản phẩm và đầu tư vào mua săm trang thiết bị nhiều nên nguồn vốn cho lĩnh vực này giảm. Bước sang năm 2006, ước tính có 495.026 triệu đồng được đầu tư vào xây lắp chiếm 71% trong tổng vốn đầu tư cho thấy kết quả bước đầu của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Nguồn vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị: nguồn vốn này cũng tăng dần qua các năm. Do yêu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng công trình nên vốn đầu tư bỏ ra trong lĩnh vực này để mua sắm các trang thiết bị hiện đại thúc đẩy năng suất lao động. Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, cải tạo máy móc thiết bị để không lạc hậu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2002 Tổng công ty đầu tư cho mua sắm trang thiết bị là 28.891 chiếm 6,9% tổng nguồn vốn. Năm 2003 có 35.872 triệu đồng chiếm 7,1%. Năm 2004 có 405.823 triệu đồng chiếm 7,7%. Bước sang năm 2005, Tổng công ty đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị bằng cách tăng vốn đầu tư cho mua sắm trang thiết bị. Tỷ trọng vốn này chiếm 11% trong tổng vốn đầu tư. Ước tính năm 2006, Tổng công ty đầu tư 80.155 triệu đồng cho mua sắm trang thiết bị, tăng cường mua sắm thêm máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu thi công các công trình có chất lượng ngày càng cao.
Nhờ chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao kỹ thuất nên hiện nay Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã có đủ khả năng đảm nhận thi công trọn gói toàn bộ công trình mà không phải thuê thiết bị máy móc từ bên ngoài. Nhờ năng lực máy móc thiết bị được cải thiện, Tổng công ty được đánh giá cao từ các đối tác mời thầu. Trên thực tế, số công trình trúng thầu của Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã tăng liên tục trong các năm qua.
Bảng : Số công trình trúng thầu của Tổng công ty xây dựng Hà Nội qua các năm Stt Năm 2003 2004 2005 2006 1 Số công trình tham dự thầu 250 300 410 750 2 Số công trình trúng thầu 210 263 377 674 3 Tỷ lệ công trình trúng thầu 84% 87,7% 92% 90%
( Nguồn : Phòng kế hoạch đầu tư Tổng công ty xây dựng Hà Nội)
Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một tổng công ty lớn mạnh ngày càng trúng thầu nhiều công trình lớn, có ý nghĩa thời đại. Nếu như số công trình trúng thầu năm 2003 là 210 thì năm 2006 số công trình trúng thầu là 647. Nhìn vào tỷ lệ này ta thấy số công trình trúng thầu đã tăng lên 3 lần trong một khoảng thời gian
ngắn, giá trị các công trình thầu cũng được tăng lên đáng kể, trị giá hàng chục ngìn tỷ đông.
Tỷ trọng vốn cho khảo sát thiết kế tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng qua bảng trên ta thấy vai trò của khảo sát thiết kế ngày càng trở nên quan trọng. Năm 2002 vốn này chỉ chiếm 5,8% nhưng đến 2005 tỷ trọng này đã lên tới 6,5% cho thấy thực tế công tác khảo sát ngày càng được quan tâm và có vai trò ngày càng đặc biệt.