Hiệu quả kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 42 - 47)

III. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư và phương hướng phát triển tạ

2. Hiệu quả kinh tế xã hội

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả kinh tế quốc dân

Do nguồn vốn đầu tư tăng nhiều qua các năm máy móc thiết bị được trang bị hiện đại nên năng suất lao động tăng cao từ đó lợi nhuận tăng qua các năm. Tổng công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước một lượng lớn qua các năm.

Bảng nộp ngân sách Nhà nước Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nộp NSNN (triệu đồng) 17.034 33.130 75.000 110.00 125.000 140.000 % so với năm trước 194% 226% 147% 114% 112%

( Nguồn : Phòng tài chính kế toán Tổng công ty xây dựng Hà Nội )

Nhận xét:

Mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của Tổng công ty xây dựng tăng đều qua các năm từ 2002 đến 2007. Trong năm 2002, Tổng công ty đóng góp cho Ngân sách là 17.034 tỷ đồng thì đến năm 2007 con số này tăng tới 140.000, một con số lớn cho thấy hiệu quả hoạt động của Tổng công ty trong các năm vừa qua. Cùng với sự hoạt động hiệu quả thì Tổng công ty xây dựng ngày càng trở thành một nguồn đóng góp tích cực vào nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, điều này phù hợp với chủ trương và mục tiêu của Nhà nước ta đạt ra cho các doanh nghiệp Nhà nước.

2.2. Số lượng lao động và thu nhập bình quân.

Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế xã hội vấn đề lao động và thu nhập của người lao động là một thước đo quan trọng. Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau :

Bảng số lượng lao động và thu nhập bình quân của người lao động qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng lao động Người 27.169 35.065 36.165 35.241 35.809 36.293 Thu nhập bình quân Nghìn/người 1.080 1.350 1.480 1.420 1.451 1.550

( Nguồn : Phòng tổ chức lao động - Tổng công ty xây dựng Hà Nội )

Nhận xét:

Hoạt động đầu tư đã tạo cho Tổng công ty mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện thành công chủ trương đa dạng hóa ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ đó thu hút thêm lao động. Mục tiêu giải quyết công ăn việc làm là mục tiêu kinh tế xã hội của Tổng công ty nói riêng và chiến lược phát triển đất nước nói chung. Từ việc nâng cao hoạt động đầu tư đã thu hút được nhiều lao động và tạo được công ăn việc làm cho công nhân viên. Thu nhập của họ ngày càng tăng, cuộc sống ngày càng ấm no hơn.

Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận thì hoạt động đâu tư của Tổng công ty đã thu hút hàng trăm, hàng nghìn người lao động tham gia vào quá trình sản xuất. làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xã hội một cách đáng kể. Ngoài việc tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên thì T ổng công ty đang hàng ngày cố gắng tạo một mức sống ổn định đầy đủ thông qua mức lương cho mọi người. Năm 2002 thu hút được 27.169 người lao động. Và tỷ lệ này ngày càng tăng qua các năm đến năm 2006 thì số lượng lao động được tuyển dụng đã tăng lên 35.809 lao động, tăng so với năm 2002 là 8.640 người.

Số lượng lao động ngày càng tăng nhưng không vì điều đó mà thu nhập thấp đi mà ngược lại thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao và ngày càng ổn định. Nếu năm 2002 thu nhập người lao động chỉ là 1.080 nghìn/tháng thì 2006 mức thu nhập này đã tăng lên 1.550 nghìn đồng/tháng tăng gần gấp rưỡi so với năm 2002. Điều này đã làm cho đời sống người lao động được cải thiện một cách đáng kể và từ đó tạo động lực lớn cho người lao động hăng say trong sản xuất tích cực cống hiến cho xã hội, xây dựng đất nước phát triển hơn.

2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội khác.

Ngoài việc đóng góp hiệu quả xã hội như nộp Ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động thì hiệu quả kinh tế xã hội mà Tổng công ty xây dựng Hà Nội tạo ra còn thể hiện ở việc tạo ra các công trình mang tính nhân văn cao như năm 2006 vừa qua Tổng công ty đã hoàn thành công trình Trung tâm hội nghị Quốc gia. Từ đây đã góp phần cho hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam thành công rực rỡ. Một số công trình khác mà Tổng công ty đã xây dựng cũng được giới chuyên môn và người sử dụng đánh giá cao về hình thức, chất lượng cũng như quy mô hoành tráng của chúng.

Thế mạnh của Tổng công ty là xây dựng các khu đô thị, cơ sở hạ tầng cho các thành phố, tạo nền tảng cho viêc đi lên hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước. Nhưng không vì thế mà Tổng công ty xem nhẹ đầu tư trong việc xây dựng các hình thức khác. Những năm vừa qua Tổng công ty đã giành được một lượng vốn đầu tư rất lớn vào việc xây dựng các công trình thủy điện, đặc biệt là cụm công trình thủy điện Quế Phong, và đã trong đó đã có một số khu vực đi vào hoạt động bước đầu cung cấp cho xã hội một sản lượng điện lớn lên đến hàng chục nghìn KWh. Ngoài ý nghĩa về kinh tế các công trình thủy điện còn có tác động tích cực đến môi trường văn hóa xã hội như : tạo ra các hồ chứa nước làm cho không khí thiên nhiên thoáng mát hơn, đồng thời tạo ra nguồn nước lớn phục vụ nông nghiệp, góp phần khắc phục vấn đề thiếu nước vào mùa khô.

Các công trình xây dựng mà Tổng công ty tạo nên là tiền đề cho rất nhiều lĩnh vực kinh tế khác phát triển.

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY

XÂY DỰNG HÀ NỘI

I.Định hướng mục tiêu phát triển đấn năm 2010

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w