Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ cao cường (Trang 62 - 63)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO

2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá

Như đã nói ở chương I, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Các thương nhân này có quyền hoạt động thương mại trong các ngành, nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hoá còn được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

Các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp có thể bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. Thương nhân là cá nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập. Bạn hàng thường xuyên của Công ty thường là các công ty cổ phần, công ty nhà nước. Số lượng bạn hàng này chiếm đến 65%. Tên một số bạn hàng quen thuộc của Công ty như: Công ty cổ phần vật tư - vận tải - xi măng Hà Nội; Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh; Công ty cổ phần Ngọc Khánh; Công ty cổ phần Duyên Linh; Công ty trách nhiệm hữu hạn An Huy; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đoàn Xuân…

Theo quy định của pháp luật, mỗi bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ cần cử một người đại diện ký kết hợp đồng (người này có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh). Thực hiện theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá ở công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường có hai loại:

- Đại diện theo pháp luật: Đó là Tổng giám đốc Công ty - ông Kiều Văn Mát, đây là người đại diện Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo Điều lệ Công ty.

- Đại diện theo uỷ quyền: Trường hợp này xảy ra khi Tổng giám đốc vắng mặt, đi công tác, khi đó Phó tổng giám đốc hoặc một người nào đó được Tổng giám đốc Công ty uỷ quyền sẽ là người đại diện cho Công ty. Tuy nhiên, trường hợp này xảy ra không nhiều và thường áp dụng đối với những hợp đồng có giá trị không lớn và đối với những

khách hàng nhỏ lẻ. Còn thông lệ của công ty là Tổng giám đốc sẽ thay mặt Công ty tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá.

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ cao cường (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w