TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGMUA BÁN

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ cao cường (Trang 32 - 37)

Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

IV. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGMUA BÁN HÀNGHÓA HÓA

1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợpđồng mua bán hàng hóa đồng mua bán hàng hóa

1.1. Khái ni ệ m

Theo khoản 1 Điều 302 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền".

Khi hợp đồng đã giao kết thì các nghĩa vụ được xác lập, các bên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đó. Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự. Hành vi vi phạm nghĩa vụ bao gồm: không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà họ đã cam kết trong hợp đồng. Điều đó tất yếu dẫn đến kết quả là bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp luật quy định phù hợp, tương xứng với những hành vi vi phạm đó.

Như vậy có thể hiểu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là một chế tài đối với bên vi phạm, bảo đảm đền bù thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên

bị vi phạm, đồng thời giữ vững, ổn định các quan hệ pháp luật, góp phần phòng ngừa và giáo dục chung.

1.2. Đặ c đ i ể m c a trách nhi ệ m pháp lý do vi ph ạ m h ợ p đồ ng mua bán hàng hóa

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nên nó có những đặc điểm chung sau: được áp dụng chỉ khi có vi phạm pháp luật và chỉ đối với chủ thể có hành vi đó; là biện pháp cưỡng chế của nhà nước đối với hành vi vi phạm và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; bao giờ cũng là hệ quả bất lợi cho bên có hành vi vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa còn có đặc điểm riêng sau: trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa luôn liên quan đến tài sản. Vì lợi ích của mình mà các bên tự nguyện quyết định tham gia vào quan hệ hợp đồng cho nên việc vi phạm nghĩa vụ của một bên sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia, vì vậy bên vi phạm phải bù đắp những lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm.

1.3. Nguyên t ắ c c a trách nhi ệ m do vi ph ạ m h ợ p đồ ng mua bán hàng hóa

- Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên có quyền;

- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo Điều 292 Luật Thương mại 2005 có các loại chế tài trong thương mại sau: - Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

- Phạt vi phạm;

- Bồi thường thiệt hại;

- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; - Hủy bỏ hợp đồng;

- Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

2.1. Bu ộ c th c hi ệ n đ úng h ợ p đồ ng ( Đ i ề u 297 Lu ậ t Th ươ ng m ạ i 2005)

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên có quyền được quyền yêu cầu họ phải thực hiện (ví dụ: giao hàng đúng đối tượng, số lượng... ghi trong hợp đồng), nếu không phải thanh toán theo đúng giá trị thị trường của hàng hóa đó. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường cả thiệt hại sau khi đã thanh toán giá trị của hàng hóa cho bên có quyền.

2.2. Ph ạ t vi ph ạ m ( Đ i ề u 300 Lu ậ t Th ươ ng m ạ i 2005).

Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm trong những phạm vi sau đây:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng (như phải thi hành khẩn cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điêm giao kết hợp đồng (Điều 294 Luật Thương mại 2005).

Phạt vi phạm là chế tài được áp dụng phổ biến đối với tất cả các trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng, bất kỳ là vi phạm ở điều khoản nào. Việc áp dụng chế tài này không cần tính đến là hành vi vi phạm đã gây thiệt hại hay chưa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, nhưng tổng mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai.

Tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định về thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm như sau: "Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm".

Như vậy quy định về chế tài phạt vi phạm giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt nhau về mức phạt vi phạm. Mức phạt theo Luật

Thương mại 2005 các bên thoả thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trong khi Bộ luật Dân sự 2005 lại không đưa ra mức tối đa cho mức phạt vi phạm này.

2.3. B ồ i th ườ ng thi ệ t h ạ i ( Đ i ề u 302 Lu ậ t Th ươ ng m ạ i 2005)

Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong quan hệ hợp đồng trên cơ sở các điều kiện sau đây:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng; - Có thiệt hại thực tế xảy ra;

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Điều 303 Luật Thương mại 2005).

Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh tổn thất cũng như có nghĩa vụ hạn chế tổn thất xảy ra (Điều 304 Luật Thương mại 2005).

Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định về bồi thường thiệt hại tại Điều 307: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất , trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần".

Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại có quy định khác (Điều 307 Luật Thương mại 2005).

Tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm như sau: "Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm".

Giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt khi quy định về mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Khi Bộ luật Dân sự 2005 quy định "trong trường hợp các bên không có thoả thuận bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm", thì Luật Thương mại 2005 lại quy định: "Trong trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại". Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2005 thì quyền đòi tiền phạt vi phạm là quyền đương nhiên của bên bị vi phạm, còn theo Luật Thương mại 2005 thì quyền đòi bồi thường thiệt hại mới là quyền đương nhiên của bên bị vi phạm. Nếu bên bị vi phạm muốn áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì "phải thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng" (theo Luật Thương mại 2005); "phải thoả thuận về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng" (theo Bộ Luật Dân sự 2005)

2.4. T ạ m ng ng th c hi ệ n h ợ p đồ ng

Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 308 Luật Thương mại 2005). Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực; bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 309 Luật Thương mại 2005).

2.5. Đ ình ch ỉ th c hi ệ n h ợ p đồ ng

Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005). Khi hợp đồng đã bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2.6 H y b ỏ h ợ p đồ ng

Hủy hợp đồng bao gồm hủy bỏ một phần hợp đồng và hủy bỏ toàn bộ hợp đồng (như phần chế độ sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa đã đề cập ở phần trước)

Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Trừ các trường hợp miễm trách nhiệm do luật quy định và do hai bên thỏa thuận. Như vậy, theo quy định của Luật Thương mại 2005 giữa các trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng có mối quan hệ với nhau. Đặc biệt một bên không bị mất quyền đòi bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng đồng thời khi các bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ cao cường (Trang 32 - 37)