Quá trình thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ cao cường (Trang 71 - 75)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO

1.Quá trình thực hiện hợp đồng

Thực hiện hợp đồng đã ký kết là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết. Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là thực hiện xong khi các bên hoàn thành đầy đủ quyền và nghĩa vụ đã xác lập trong hợp đồng.

Với mục tiêu vì quyền lợi của chính mình và của bạn hàng, công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường đã cùng bạn hàng thực hiện những điều khoản trong hợp đồng theo quy định của pháp luật và sự thoả thuận.

1.1. Th c hi ệ n đ i ề u kho ả n s ố l ượ ng :

Điều khoản số lượng là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá. Thực hiện đúng điều khoản số lượng tức là giao hàng đầy đủ số lượng, trọng lượng hàng hoá theo đúng đơn vị đo lường đã thoả thuận trong hợp đồng (đơn vị có thể là "viên", "m3", "tấn" tuỳ thuộc từng mặt hàng). Trong quá trình kiểm tra khi giao nhận, nếu bên nhận hàng phát hiện ra sự thiếu hụt hàng hoá thì phải tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để quy trách nhiệm vật chất. Nếu sản phẩm giao không đúng số lượng thì bên nhận và thanh toán theo số thực nhận, số sản phẩm thiếu thì bên giao phải giao tiếp sau đó. Đối với những sản phẩm giao không đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán cho đến khi hàng hoá được giao đồng bộ.

1.2. Th c hi ệ n đ i ề u kho ả n v ề ch ấ t l ượ ng .

Trong quan hệ mua bán hàng hoá thì chất lượng hàng hoá là rất quan trọng, nó quyết định uy tín của Công ty. Khi thực hiện điều khoản về chất lượng hàng hoá Công ty và bạn hàng thoả thuận trên cơ sở các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công ty đã đăng ký tại cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước có thẩm quyền. Đối với những sản phẩm đã đạt chất lượng theo TCVN thì sản phẩm giao bán cũng phải đạt được như vậy.

Khi giao nhận bạn hàng có quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp bạn hàng phát hiện ra có những sản phẩm không đáp ứng đúng yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng thì có quyền:

+ Hoặc không nhận sản phẩm đó, phạt vi phạm nếu trong hợp đồng có thoả thuận và đòi bồi thường thiệt hại;

+ Hoặc nhận sản phẩm đó với điều kiện Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường phải giảm giá hoặc phải chịu phạt vi phạm về chất lượng nếu trong hợp đồng có thoả thuận;

+ Yêu cầu thay thế bằng những sản phẩm có chất lượng.

Trong thực tế, khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá mà Công ty đã ký kết có trường hợp hàng hoá của Công ty không phù hợp với hợp đồng - Công ty giao thiếu hàng theo trọng lượng của mỗi bao mà hai bên đã thoả thuận. Bên đối tác thông báo cho Công ty biết về một số bao hàng không đủ trọng lượng như hai bên đã thoả thuận trong

hợp đồng. Nhận được thông báo của khách hàng Công ty đã nhanh chóng xác định nguyên nhân và đổi lại số hàng không đảm bảo trọng lượng và chịu mọi chi phí phát sinh. Thấy thái độ hợp tác của Công ty nên bên khách hàng đã chấp nhận số hàng được đổi và bỏ qua việc đòi bồi thường thiệt hại, cũng như phạt vi phạm hợp đồng. Nhưng về phía Công ty thì đây là một bài học để Công ty rút kinh nghiệm cho việc đóng bao hàng để giao cho khách hàng. Bởi vì, mặc dù khách hàng không đòi bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng, nhưng chi phí mà Công ty bỏ ra để khắc phục hậu quả của việc giao hàng sai hợp đồng là không nhỏ, cũng như nếu việc này còn xảy ra sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty và có thể khách hàng tiếp sau sẽ không thông cảm cho Công ty như khách hàng trước đó. Khi đó trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm sẽ khó tránh khỏi.

Theo luật quy định thì sau khi nhận hàng nếu bên nhận mới phát hiện lỗi của sản phẩm (mà không phải là lỗi khó nhận biết) thì Công ty không phải chịu trách nhiệm. Nhưng để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài và giữ uy tín, Công ty vẫn nhận sửa lại các sai sót về chất lượng sản phẩm bằng cách bù lại bằng những sản phẩm khác bảo đảm chất lượng hoặc giảm giá sản phẩm, tuỳ trường hợp do hai bên thoả thuận.

1.3. Th c hi ệ n đ i ề u kho ả n v ề giao nh ậ n hàng ho á

Đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường thì các hợp đồng bán hàng hoá của Công ty các bên thoả thuận giao hàng tại kho bãi của bên mua, còn các hợp đồng mua nguyên vật liệu của Công ty thì Công ty nhận tại kho bãi của Công ty. Tức là khi bán hàng Công ty có trách nhiệm vận chuyển hàng tới nơi quy định và phải đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển cho đến khi giao hàng. Phương tiện vận chuyển của Công ty thường là ô tô tải.

Thời điểm giao nhận hàng là thời điểm mà việc giao nhận được thực hiện. Căn cứ vào những quy định của Luật Thương mại 2005, Công ty và bạn hàng thực hiện thời hạn giao hàng như sau:

Nếu bên bán giao hàng trước thời hạn đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hàng hoặc không nhận hàng;

Nếu bên bán giao hàng sau thời hạn đã thoả thuận thì bên bị vi phạm có quyền: - Hoặc không nhận sản phẩm, bắt phạt vi phạm nếu có thoả thuận và bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng:

- Hoặc nhận sản phẩm và bắt phạt vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có thoả thuận) và đòi bồi thường thiệt hại.

Trường hợp Công ty giao hàng đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng, bên mua có nghĩa vụ phải tiếp nhận hàng hoá. Nếu không tiếp nhận hàng hoá đã hoàn thành như đã thoả thuận trong hợp đồng thì Công ty phải lưu kho và có quyền yêu cầu bên mua phải trả chi phí bảo quản, lưu kho.

1.4. Th c hi ệ n đ i ề u kho ả n v ề giá c ả , thanh toán

Giá cả từng loại mặt hàng của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường được Công ty định ra trên cơ sở giá thành sản xuất các mặt hàng đó và giá cả các mặt hàng đó trên thị trường. Thường thì giá các loại gạch, xỉ, Tro Bay của Công ty không cao hơn giá các mặt hàng cùng loại trên thị trường, mặc dù các sản phẩm của Công ty được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại, nhập ngoại, nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà giá cả thì được bạn hàng chấp nhận. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Công ty ngày càng có thêm nhiều bạn hàng.

Thanh toán là khâu cuối cùng kết thúc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng, các bên sẽ thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua các ngân hàng mà các bên mở tài khoản. Để đảm bảo thực hiện hợp đồng Công ty lựa chọn phương thức thanh toán một phần (20% - 40% giá trị hợp đồng), sau khi hàng được giao nhận đầy đủ sẽ thanh toán nốt phần còn lại vào một ngày cụ thể được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc thanh toán hết trong thực tế sau khi hàng được giao nhận đầy đủ không phải lúc nào cũng xảy ra. Có nhiều khi, hàng đã được Công ty giao nhận nhưng bên mua không thanh toán hết tiền hàng làm Công ty lại phải cử người đi đòi, mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn với bạn hàng. Mặc dù pháp luật có quy định và các bên có thoả thuận bên vi phạm thời hạn thanh toán sẽ phải trả tiền lãi bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn nhân với thời gian chậm thanh toán. Nhưng vì mối quan hệ với bạn hàng và vì uy tín của Công ty mà nhiều khi điều khoản này bị vi phạm mà Công ty vẫn bỏ qua. Điều đó cũng có nghĩa là vốn của Công ty nhiều khi bị bạn hàng chiếm dụng, ảnh hưởng tới sự luân chuyển vốn của Công ty. Công ty nên có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng này, có thể bằng cách chiết khấu thương mại cho những khách hàng thực hiện đúng điều khoản thanh toán...

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ cao cường (Trang 71 - 75)