II. Hiện trạng phân bố ngành than 1 Phân bố tài nguyên than
2. Hiện trạng phân bố các cơ sở sản xuât ngành than
Các cơ sở sản xuất ngành than được phân bố theo sự phân bố tài nguyên than. Hiện nay cả nước có tổng cộng 57 mỏ và công trường than đang khai thác (không kể các mỏ than bùn và các mỏ than địa phương trữ lượng nhỏ), chia thành các khu vực khai thác chính: Vùng than Quảng Ninh, Vùng than Khoái Châu - Hưng Yên, Vùng than nội địa, các mỏ than địa phương và than bùn . Cụ thể:
* Vùng than Quảng Ninh: Đây là vùng khai thác than chính của nước ta chiếm phần lớn sản lượng khai thác ngành than. Vùng than Quảng Ninh được khai thác tập trung ở tiểu vùng phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, chia thành ba vùng nhỏ : vùng Hòn Gai ( nay là thành phố Hạ Long), vùng Cẩm Phả, vùng Uông Bí. Tiểu vùng phía tây của tỉnh Quảng Ninh với trung tâm là thành phố Hạ Long là nơi ngành than đã phát triển khá lâu dài nên có một cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bao gồm các công trường khai thác than và các ngành phụ trợ ngành than ( sàng tuyển, bến cảng ...). Hiện trạng phân bố các cơ sở sản xuất than ở vùng than Quảng Ninh còn tồn tại một vài vấn đề bất cập.
Vấn đề thứ nhất là việc khai thác than hiện tại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái của vùng, gây ảnh hưởng tới đời sống dân cư và ngành du lịch, vốn là một thế mạnh của vùng, đặc biệt là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả ( khu du lịch Yên Tử). Các mỏ sản xuất than gây ô nhiễm các hồ nước, tàn phá nghiêm trọng rừng phòng hộ Yên Lập.
Thứ hai, hiện nay tình trạng khai thác than trái phép ( hay còn gọi là các mỏ than thổ phỉ) vẫn còn tồn tại ngang nhiên, tập trung chủ yếu ở hai xã Đạo Hưng và Việt Hưng. Nguyên nhân là do ở đây khai thác than lộ thiên khá dễ, chỉ cần đào xuống 40 cm là có than tốt, thêm vào đó vùng này có đường lớn đi qua, dễ cho vận chuyển than, nên rất khó kiểm soát. Khai thác than trái phép một mặt sẽ gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng, mặt khác sẽ gâu tổn thất tài nguyên than và không đảm bảo an toàn ngành mỏ và trật tự an toàn xã hội.
- Vùng Cẩm Phả có 28 mỏ/công trường khai thác than. Trong đó có 6 mỏ có công suất khai thác trên 1 triệu tấn/năm: Mỏ Cao Sơn GĐI (trữ lượng than công nghiệp khoảng 58,18 triệu tấn, công suất 2,7 triệu tấn/ năm); mỏ Cọc Sáu ( trữ lượng than công nghiệp là 88,5 triệu tấn, công suất đạt 3 triệu tấn/năm); mỏ Thống Nhất ( trữ lượng than công nghiệp là 21,61 triệu tấn, công suất khai thác hiện tại là 1,3 triệu tấn/năm); mỏ Mông Dương( trữ lượng than công nghiệp là 39.6 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm đạt 1,6 triệu tấn); mỏ Bàng Nâu ( trữ lượng than công nghiệp còn 6,2 triệu tấn, công suất hiện tại là ,2 triệu tấn/năm); mỏ Dương Huy có trữ lượng than công nghiệp là 15,7 triệu tấn, công suất hiện tại đạt 1,7 triệu tấn/năm. Các mỏ than còn lại công suất dưới 1 triệu tấn/năm, trong đó lưu ý có mỏ Đá mài và mỏ Ngã hai có trữ lượng than công nghiệp lớn, nên được đầu tư thiết bị công nghệ khai thác hiện đại để nâng cao công suất lên trên 1 triệu tấn/năm.
- Vùng Hòn Gai có 10 mỏ/công trường khai thác than. Có 3 mỏ đạt sản lượng khai thác trên 1 triệu tấn/năm: Mỏ Hà tu có trữ lượng than công nghiệp là 23,58 triệu tấn, công suất khai thác hàng năm đạt 2,5 triệu tấn; mỏ Núi Béo có trữ lượng than công nghiệp là 23,59 triệu tấn, sản lượng khai thác đạt 3,5 triệu tấn/ năm; mỏ Hà Lầm có trữ lượng than công nghiệp khoảng 9,2 triệu tấn công suất khai thác hàng năm đạt 1,6 triệu tấn/ năm. Các mỏ than còn lại công suất khai thác dưới 1 triệu tấn/năm. Riêng mỏ than Thành công có trữ lượng than công nghiệp rất lớn (41,7 triệu tấn) trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đầu tư nâng cao công suât mỏ lên trên 1 triệu tấn/năm.
- Vùng Uông bí có 10 mỏ/ công trường khai thác than. Hiện nay có 3 mỏ than đạt công suất trên 1 triệu tấn/năm: mỏ Vàng Danh trữ lượng than công nghiệp đạt 151,65 triệu tấn, công suất đạt 2,3 triệu tấn/năm; mỏ Mạo Khê có trữ lượng than là 114,1 triệu tấn than, công suất hàng năm đạt 1,6 triệu tấn; mỏ Nam mẫu trữ lượng than công nghiệp là 146,4 triệu tấn, sản lượng than sản xuất hàng năm đạt 1,2 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó các mỏ than còn lại ( Bàng trạch, Đồng Rì, Đồng vồng, Hồng thái đều có trữ lượng than khá lớn, khoảng >30 triệu tấn than) nếu tình hình thuận lợi đều có thể đầu tư nâng công suất lên 1 triệu tấn than/năm. Mỏ than Uông thượng
Vietmindo là công trình hợp tác giữa Việt Nam và Inđônêxia, có trữ lượng than công nghiệp là 28,6 triệu tấn, công suất khai thác hiện tại đạt 500 ngàn tấn/năm.
* Vùng Khoái châu- Hưng Yên có 3 mỏ/công trường khai thác than. Hiện nay các mỏ và công trường vẫn chỉ trong giai đoạn xây dựng. Mỏ Khoái Châu có diện tích 80 km2 , trong đó mỏ Bình minh có diện tích là 25 km2 đã được thăm dò trữ lượng tỉ mỉ và đang được chuẩn bị xây dựng để đưa vào khai thác, hai mỏ than còn lại ( Khoái Châu 1 và 2) vẫn còn trong quá trình thăm dò và lựa chọn công nghệ khai thác.
*Vùng Nội Địa có 6 mỏ/ công trường khai thác than, sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm, phân bố ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đà Nẵng.
*Các mỏ than địa phương có 101 mỏ ( không kể than bùn) phân bố rải rác ở nhiều địa phương, trữ lượng nhỏ, công suất khai thác nhỏ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng than của địa phương,
* Và 216 mỏ than bùn phân bố rải rác khắp cả nước.
Bảng thống kê các mỏ/ công trường khai thác than và công suất khai thác hiện tại có trong phụ lục I.
Các mỏ công trường khai thác than do các đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt nam ( nay là Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam) quản lý. Cụ thể:
* Vùng Cẩm Phả: Công ty than Cao Sơn, công ty than Cọc Sáu, công ty than Đèo Nai, công ty than Khe chàm, công ty than Mông Dương, công ty than Thống Nhất, công ty than Dương Huy, công ty than Hạ long, công ty than Quang Hanh, công ty than Hòn Gai, công ty than Đông Bắc, công ty than Nội Địa, Công ty Xây dựng Mỏ, Công ty cổ phần Tây Nam Đá Mài.
* Vùng Hòn Gai: Công ty than Hà tu, công ty than Núi Béo, công ty than Hà lầm, công ty than Hòn Gai, công ty than Hạ Long.
* Vùng Uông bí: Công ty than Hà tu, công ty than Núi Béo, công ty than Hà Lầm, công ty than Hòn Gai, công ty than Hạ long.