Qui hoạch đóng cửa mỏ

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 52 - 53)

III. Qui hoạch phát triển các vùng than

4. Qui hoạch đóng cửa mỏ

Dựa trên trữ lượng than đã khảo sát thăm dò (cho đến ngày 1/1/2006) và công suất dự kiến của các mỏ đã được tính toán chi tiết ta có thể tính ra lịch trình đóng cửa cho các mỏ. Theo đó, các mỏ than lộ thiên thường sẽ đóng cửa sớm hơn các mỏ than hầm lò. Cụ thể:

* Vùng Cầm Phả sau năm 2010 sẽ đóng cửa 9 mỏ lộ thiên, chỉ còn 7 mỏ lộ thiên tiếp tục khai thác; hai mỏ hầm lò là Bắc Khe chàm và mỏ đông bắc Ngã hai cũng đóng cửa vào các năm 2009 và 2010. Đến năm 2020 chỉ còn 3 mỏ lộ thiên hoạt động là: mỏ lộ thiên Cao Sơn GĐI, mỏ lộ thiên Cao Sơn+ Khe Chàm GĐII và mỏ lộ thiên Đông Lộ Trí+ Cao Sơn GĐIII, các mỏ hầm lò còn lại 11 mỏ hoạt động.

* Vùng Hòn Gai, trước mắt sẽ đóng cửa ngừng khai thác mỏ than lộ thiên Hà Tu, để đầu tư công nghệ chuyển sang công nghệ khai thác hầm lò. Đến năm 2020 các mỏ lộ thiên sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Còn các mỏ và công trường hầm lò vẫn hoạt động cho tới sau năm 2025, trừ mỏ hầm lò Tân Lập sẽ kết thúc khai thác vào năm 2006.

* Vùng Uông Bí: mỏ lộ thiên Vàng Danh sẽ kết thúc khai thác vào năm 2006, mỏ lộ thiên Mạo Khê sẽ kết thúc khai thác vào năm 2010, sau năm 2020 chỉ còn mỏ Uông thượng Vietmindo là tiếp tục khai thác. Các mỏ hầm lò vẫn tiếp tục khai thác sau năm 2020.

Lịch trình chi tiết về qui hoạch đóng cửa các mỏ than dự kiến có trong phụ lục IV.

Việc lập ra lịch trình dự kiến đóng cửa mỏ để có sự chuẩn bị cả về mặt kĩ thuật và vốn đảm bảo đóng cửa mỏ đúng qui trình kỹ thuật. Tất cả các mỏ và công trường khi kết thúc khai thác đều phải tiến hành đóng cửa mỏ theo đúng qui định của luật khoáng sản hiện hành. Đồng thời cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn sau khi mỏ và công trường

kết thúc khai thác, đảm bảo thân thiện với môi trường. Phải có kế hoạch khôi phục lại môi trường sau khi ngừng khai thác các mỏ than ( như trồng lại rừng, xử lý các bãi thải ...).

Đối với các mỏ và công trường khai thác lộ thiên: tiến hành cạy bảy đá treo và xử lý các khu vực cho phép nhằm đảm bảo bờ tầng kết thúc luôn ổn định và an toàn. Tiến hành cải tạo bờ tầng, bãi thải phục vụ cho việc trồng cây, gây rừng, phục hồi môi trường sinh thái.

Đối với các mỏ và công trường khai thác than hầm lò: Tiến hành bít các cửa lò để đảm bảo an toàn. Tiến hành cải tạo các khu vực mặt bằng, bãi thải,... phục vụ cho việc trồng cây gây rừng, khôi phục môi trường sinh thái (nguồn nước, không khí,...).

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 52 - 53)