Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường ngành than

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 61 - 63)

IV. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch 1 Nhóm giải pháp về nguồn lực

5.Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường ngành than

trường ngành than

Quá trình khai thác than làm mất đi lớp đất mặt,xáo trộn các tầng đất đá và ảnh hưởng đến các đối tượng tự nhiên khai thác nằm trên khu vực có tài nguyên. Các quá trình nối tiếp trong trình tự khai thác sẽ làm thay đổi từng bước các đặc tính của môi trường, tác động đến khí hậu và ảnh hưởng

Khai thác mỏ còn tạo ra một lượng rất lớn các loại chất thải như: Đất đá thải mỏ, chất thải tuyển, nước thải mỏ có chứa axid, bụi và nhiều loại chất thải khác. Các sản phẩm và bán sản phẩm cũng như các chất thải thường chiếm một diện tích đất đáng kể, làm thay đổi chế độ dòng chảy và ô nhiễm không khí khu vực. Trong những điều kiện nhất định, các chất thải còn có thể gây hại với cộng đồng dân cư và động thực vật. Ngoài ra các chât thải này còn có khả năng gây ra tác động xấu đối với các loại tài nguyên khác.

Nhìn chung các tác động chủ yếu của quá trình khai thác than là suy giảm rừng, chiếm và thoái hoá đất, ô nhiễm không khí, nước, bụi và tiếng ồn.

Trên cơ sở các đánh giá về tác động môi trường do quá trình khai thác than gây ra cũng như những hậu quả về môi trường do lịch sử để lại. Dự án Qui hoạch ngành than giai đoạn 2006-2015 và có xét triển vọng đến năm 2025 xác định việc bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng có tính chất sống còn trong chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp Than nói chung và tập đoàn công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam nói riêng. Các biện pháp cụ thể như sau:

- Áp dụng các biện pháp chủ động phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiếm (đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, qui hoạch công tác đổ thải, vận tải va cảng xuất than, thoát nước...)

- Tiếp nhận chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến của thế giới trong xử lý nước thải mỏ ( hệ thống xử lý và tải tạo sử dụng nguồn nước thải, công nghệ lọc ép bùn nước nhà máy tuyển,...)

- Xây dựng tổ hợp liên hoàn gồm mỏ than - nhà máy nhiệt điện đốt than xấu- nhà máy xi măng- nhà máy gạch xây dựng- nhà máy xử lý và sản xuất nước sạch, nhằm giảm thiểu lượng chất thải mỏ và sản xuất nước sạch, nhằm giảm thiểu lượng chất thải mỏ và tăng hiệu quả kinh tế cho các mỏ than.

- Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật, chủ động phòng ngừa các rủi do, tai nạn, phòng chống hiểm hoạ trong quá trình khai thác: Đưa hệ thống

cảnh báo khí mêtan vào 100% các mỏ hầm lò; Đưa qui trình khoan dẫn trước lò chợ để tháo khi, tháo túi nước cho khai thác hầm lò.

- Bảo vệ rừng khôi phục thảm thực vật, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan môi trường.

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 61 - 63)