Qui hoạch khai thác than vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 50 - 51)

III. Qui hoạch phát triển các vùng than

2. Qui hoạch khai thác than vùng đồng bằng sông Hồng

Than vùng đồng bằng sông Hồng (bao gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình đến nam Côn Sơn), hiện nay vẫn trong quá trình thăm dò khảo sát. Trong đó đã khảo sát tỷ mỉ trữ lượng than vùng Khoái Châu- Hưng Yên.

Lớp đất đá thuộc bể than đồng bằng sông Hồng có độ gắn kết yếu, cường độ kháng nén thấp, đá thuộc loại nửa cứng nửa mềm, nước nhiều. Do đó việc khai thác than ở đây sẽ gặp những khó khăn nhất định, đề phòng hiện tượng sụt lún bề mặt. Thử thách lớn nhất trong thời gian tới là phải lựa chọn được công nghệ khai thác phù hợp trước khi bắt tay vào xây dựng mỏ than đầu tiên. Công nghệ khai thác than được chọn phải giải quyết được vấn đề sau:

- Bảo vệ được bề mặt đồng lúa, bảo vệ được môi trường sinh thái. - Các đường lò cơ bản được đào chống an toàn khi đi qua và nằm trong vùng đất đá mềm, yếu có chứa nhiều nước

- Hệ thống khai thác trong các vỉa than phải tỏ ra có hiệu quả trong điều kiện 3 mềm yếu: trụ mềm, vách mềm và than mềm.

Việc khai thác bằng lộ thiên không hiệu quả vì ảnh hưởng lớn tới môi trường sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và dân cư trong vùng do vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân cư cao và sản xuất phát triển, khai thác bằng khí hoá ga cũng rất khó khăn, hiệu quả thấp

vì nước ngập lớn, vỉa thoải. Cuối cùng chỉ có công nghệ khai thác hầm lò là tỏ ra có hiệu quả nhất.

Do đặc thù của bể than đồng bằng sông Hồng nên qui hoạch cần phải được tiến hành một các động bộ, thận trọng, thiết thực và nên chia làm 2 bước:

+ Chọn lấy một khu vực thuận lợi, đã được thăm dò để nghiên cứu xác định công nghệ, nghiên cứu khả thi xây dựng mỏ than thử nghiệm đầu tiên.

+ Trên cơ sở các kết quả của mỏ thử nghiệm tiến hành thăm dò tỉ mỉ cả vùng, xác định hợp lý ranh giới các mỏ trong một qui hoạch đồng bộ khai thác và sử dụng than thân thiện với môi trường.

Cân đối cung cầu từ năm 2015 sản lượng than đòi hỏi phải sản xuất trên mức 50 triệu tấn, nếu chỉ tập trung vào huy động sản lượng than từ bể Quảng Ninh sẽ phải giải quyết nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất và công nghệ. Vì vậy sớm bắt tay vào qui hoạch phát triển bể than vùng đồng bằng sông Hồng là việc cần thiết góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Để có thể sớm đưa mỏ than Bình Minh vào khai thác cần đẩy mạnh công tác thăm dò địa chất, trữ lượng, xác định tính chất cơ lý của đất đá... Sau khi đã lựa chọn được công nghệ khai thác, dự kiến năm 2010 sẽ tiến hành đầu tư xây dựng và khai thác thử nghiệm mỏ than Bình Minh, năm 2015 công suất khai thác đạt 900 nghìn tấn/năm, năm 2020 sản lượng khai thác sẽ đạt 1,5 triệu tấn/năm. Tiếp đến là mỏ Khoái Châu I và mỏ Khoái Châu II cũng sẽ tăng cường đầu tư lựa chọn công nghệ khai thác và tìm kiếm thăm dò trữ lượng, dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào khai thác.

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 50 - 51)