Qui hoạch khai thác vùng than Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 45 - 48)

III. Qui hoạch phát triển các vùng than

1. Qui hoạch khai thác vùng than Quảng Ninh

Đây là vùng khai thác than trọng điểm của nước ta, đồng thời cũng là khu du lịch đầy tiềm năng vì vậy phải đảm bảo khai thác than thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực ảnh hưởng tới cảnh quan và đời sống của nhân dân trong vùng, đặc biệt là thành phố Hạ Long. Tạm thời dừng khai thác mỏ than Cao Xanh, Hà Khánh, di chuyển các nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai ra khỏi trung tâm thành phố Hạ long, dừng khai thác than lộ thiên mỏ Hà Tu, chuyển sang đầu tư khai thác hầm lò. Đưa Thắng cảnh Yên tử vào vùng cẩm khai thác, kết hợp với du lịch mỏ than, đảm bảo khai thác than thân thiện với môi trường.

Tăng cường công tác quản lý khai thác than chặt chẽ, bằng mọi biện pháp chấm dứt hoạt động của các mỏ than thổ phỉ. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu than đang gia tăng mạnh mẽ, ta sẽ tiến hành nâng cao sản lượng các mỏ than hiện có và đưa vào hoạt động một số mỏ than mới. Do khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò có nhiều ưu nhược điểm riêng nên qui hoạch khai thác than sẽ tiến hành xem xét cụ thể cho các mỏ than khai thác lộ thiên và các mỏ hầm lò.

a) Khai thác lộ thiên

đồng bộ hoá công tác khai thác và hiện đại hoá công nghệ khai thác cao; tổn thất tài nguyên thấp... dẫn đến chi phí ít mà hiệu quả lại cao. Khai thác lộ thiên rất dễ áp dụng do không đòi hỏi công nghệ cao, phức tạp về qui trình khai thác. Hình thức này rất thích hợp áp dụng trong điều kiện thiếu thốn về vốn và công nghệ. Do vậy khai thác lộ thiên được áp dụng từ rất sớm. Trong giai đoạn trước (cho đến nay) khai thác lộ thiên luôn đóng vai trò chủ đạo (sản lượng khai thác luôn chiếm 60-70% tổng sản lượng khai thác của từng ngành).

Tuy nhiên, khai thác lộ thiên có một nhược điểm rất lớn đó là gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều diện tích bề mặt ( như đã phân tích trong phần đánh giá hiện trạng ngành than).

Trong giai đoạn sắp tới khai thác lộ thiên vẫn chiếm vai trò quan trọng. Một phần chúng ta cần đẩy mạnh khai thác lộ thiên để đáp ứng nhu cầu than đang tăng lên nhanh chóng trong khi khai thác hầm lò chưa thể phát huy hết tiềm năng trong thời gian ngắn ( do hạn chế về vốn và khoa học công nghệ). Mặt khác chúng ta cần đẩy mạnh khai thác lộ thiên để sớm kết thúc khai thác các mỏ than lộ thiên, giữ gìn môi trường sinh thái và phát triển du lịch.

Hiện nay vùng Quảng Ninh có 23 mỏ than lộ thiên. Trong đó: vùng Cẩm Phả có 16 mỏ khai thác lộ thiên, vùng Hòn Gai có 5 mỏ khai thác lộ thiên, vùng Uông Bí có 3 mỏ khai thác lộ thiên.

Trong giai đoạn tới, sẽ duy trì và mở rộng tối đa biên giới khai thác các mỏ than lộ thiên theo cả chiều sâu và chu vi ruộng mỏ đối với các mỏ hiện có và mở thêm một số mỏ mới tại các khu vực cho phép trên cơ sở điều kiện trữ lượng thăm dò địa chất và hiện trạng khai thác mỏ, đặc biệt là cụm mỏ lộ thiên vùng than Cẩm Phả cần khai thác xuống sâu tới mức -350m với việc áp dụng các công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Theo đó,

* Vùng Cẩm Phả:

- Mỏ Cao Sơn sẽ được nâng cao công suất lên 2,2 triệu tấn/năm, mở rộng khai thác ra khu đông và tây Cao Sơn và đưa dần vùng nam Cao Sơn vào khai thác. Và dự kiến đáy khai thác đến -350m chia theo lịch trình hai

giai đoạn ( giai đoạn I khai thác đến độ sâu -170m, giai đoạn II bắt đầu từ năm 2017 khai thác đến độ sâu -350m).

- Mỏ Cọc Sáu sẽ nâng sản lượng khai thác lên 1.5 triệu tấn/năm. Quí I năm 2005 kết thúc khai thác khu đông bắc tả ngạn, chuyển sang khai thác khu đông nam. Tiếp theo sẽ đưa khu gầm Cọc sáu vào khai thác để duy trì và nâng cao sản lượng lên 2,1 triệu tấn/năm. Dự kiến đáy khai thác sẽ là -225 m.

- Mỏ Đèo Nai tiếp tục khai thác cả 2 khu công trường Chính và Mông Lộ Trí đạt sản lượng 2,5 triệu tấn/ năm. Đáy khai thác dự kiến là -150m.

- Với các mỏ còn lại: mỏ Đá mài, Đông lộ trí, Mông Dương, Quảng lợi, Khe Chàm, Bàng nâu, Dương Huy, Thống Nhất, Khe Sim sẽ tiếp tục khai thác, công suất dưới 1 triệu tấn/năm.

* Vùng Hòn Gai:

- Mỏ Hà Tu trữ lượng còn lại khoảng 21,436 triệu tấn, dự kiến sẽ nâng công suất lên 2,5 triệu tấn, khai thác đến độ sâu -165m.

- Mỏ Núi Béo dự kiến còn 23,377 triệu tấn than, sẽ nâng công suất lên từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 2,5 triệu tấn/ năm. Và đáy khai thác đạt -132m.

- Các mỏ còn lại: Hà Lầm, mỏ 917, mỏ Tân Lập duy trì sản lượng khai thác hiện tại, công suất khai thác dưới 1 triệu tấn/năm.

* Vùng Uông Bí:

- Mỏ Uông Thượng là công trình hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và Inđônêxia. Dự kiến sẽ tiến hành thăm dò và đẩy mạnh khai thác từ sản lượng 0,5 triệu tấn/năm lên 1 triệu tấn/ năm.

- Các mỏ còn lại: mỏ Vàng Danh và mỏ Mạo Khê sẽ tiếp tục khai thác, sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm.

Dự kiến khai thác lộ thiên sẽ đẩy mạnh khai thác sau đó sẽ giảm dần sản lượng và tỷ trọng (do hạn chế về trữ lượng còn lại). Và sau đó sẽ kết thúc khai thác dần từ nay đến 1015 và một số mỏ sau năm 2015 ( Cao Sơn, Cọc Sáu, Uông thượng).

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w