Tổ chức thực hiện qui hoạch

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 63 - 67)

IV. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch 1 Nhóm giải pháp về nguồn lực

6. Tổ chức thực hiện qui hoạch

a. Bộ công nghiệp chịu trách nhiệm:

* Quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện qui hoạch được duyệt

* Chủ trì, phối hợp với bộ thương mại và các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo việc xuất nhập khẩu than.

* Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến các hoạt động trong ngành than và có các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án ngành than.

b. Bộ tài nguyên môi trường phối hợp với Bộ công nghiệp lập kế hoạch khảo sát, tìm kiếm thăm dò đánh giá trữ lượng các nguồn tài nguyên than, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành than.

c. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành cơ chế

hỗ trợ huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển ngành than. Đặc biệt cơ chế điều chỉnh giá bán than nội địa tiếp cận với thị trường thế giới. Nghiên cứu ban hành thuế địa tô mỏ.

d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn nhà nước cho đầu tư hạ

tầng kinh tế xã hội phục vụ phát triển ngành than.

e. Bộ Khoa học công nghệ chù trì, phối hợp với Bộ công nghiệp lập

phương án đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong ngành than theo hướng tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao năng lực và trang bị của các cơ sở nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.

f. Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với bộ lao động thương

binh và xã hội lập chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển ngành than.

g. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính về

việc cung cấp ổn định và bền vững than cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.

h. UBND tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh có mỏ than chịu trách nhiệm

quản lý nhà nước về than trên địa bàn, có biện pháp bảo vệ tài nguyên theo qui định của luật Khoáng sản.

KẾT LUẬN

Trên đây em đã trình bày một cách tương đối khái quát về Qui hoạch

phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Trong quá trình

nghiên cứu để viết đề tài và thực tập tại công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp ( cơ quan chịu trách nhiệm chính để lập qui hoạch phát triển ngành than) em đã được tìm hiểu về qui trình làm qui hoạch phát triển ngành than từ khâu dự báo, soạn lập, .... và sự tham gia phối hợp của các ngành sử dụng nguyên liệu than, các bộ ngành quản lý (bộ Công nghiệp) và các cơ quan của Chính phủ ( bộ Công nghiệp, Viện năng lượng, bộ Kế hoạch và đầu tư...).

Qua đây em đã hiểu được về các nội dung cần có và qui trình cụ thể để lập ra một bản qui hoạch phát triển ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan và nhất là sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện qui hoạch. Em hiểu được rằng để có thể có được một bản qui hoạch khả thi cần trải qua một quá trình rất phức tạp, trong đó vai trò tổng hợp, khách quan và óc phân tích, bố trí sắp xếp của người làm qui hoạch quyết định lớn tới chất lượng của bản qui hoạch. Và ngay cả khi chúng ta có được một bản qui hoạch khả thi thì công việc của người làm qui hoạch cũng chưa dừng lại ở đó. Do thị trường thường xuyên có những biến động nên cần phải cập nhật thông tin liên tục để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Điều này giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập, giúp em gắn được lý thuyết với thực tiễn, và đặc biệt có ý nghĩa đối với em cho công việc trong tương lai.

PHỤ LỤC 2

Hiện trạng phân bố các mỏ/công trường khai thác than TT Tên mỏ/công trường Trữ lượng (ngàn tấn)

Địa chất CN A Tổng toàn ngành 3616035 2451989

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than việt nam giai đoạn 2006-2020 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w