Tình hình cho vay làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 51 - 59)

e. Công tác tài chính :

2.2.4.Tình hình cho vay làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây trong thời gian qua.

Thực hiện nghị quyết đại hội IX của Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây trong thời gian qua đã thực hiện mở rộng cho vay đối với làng nghề. Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất làng nghề ở Hà Tây vẫn chủ yếu là hộ gia đình. Bên cạnh đó một vài hộ đã mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thành những hình thức tổ chức sản xuất mới là các công ty TNHH, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất.

Kết quả cho vay đối với làng nghề tại chi nhánh NHN0 & PTNT tỉnh Hà

Tây thời gian qua được thể hiện qua các tiêu thức: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ biểu hiện cụ thể trong bảng 5.

Bảng 5. Tình hình cho vay đối với làng nghề qua các năm 2003-2005 tại chi nhánh NHN0 & PTNT tỉnh Hà Tây.

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ Tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ

Tăng trưởng Năm 2005

Tốc độ tăng trưởng

1.DSCV 464.947 665.010 43,03 % 866.232 30,26 % - Hộ sản xuất 304.341 379.699 24,76 % 512.949 35,09 % - Cơ sở sản xuất 160.606 285.341 77,66 % 353.649 23,94 %

2. DSTN 343.540 596.644 74 % 668.055 11,9 % - Hộ sản xuất 248.195 352.814 42,15 % 442.949 25,55 % - Cơ sở sản xuất 95.345 243.830 156 % 315.022 29,2 % 3. Dư nợ 365.579 433.975 18,7 % 542.236 24,95 % - Hộ sản xuất 256.514 283.399 10,48 % 353.033 24,57 % - Cơ sở sản xuất 109.065 150.576 38,06 % 189.203 25,65 % 4. Tổng dư nợ: 3.137.664 3.649.429 16,31% 4.242.022 16,24 %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003,2004,2005)

a/ Về doanh số cho vay: DSCV đối với làng nghề liên tục tăng trưởng qua 3 năm. Năm 2003, DSCV là 464.947 triệu đồng, đến năm 2004 DSCV đạt 665.010 triệu đồng tăng 200.063 triệu đồng so với năm trước đó với tốc độ tăng trưởng là 43,03%. Trong năm này xuất hiện nhiều làng nghề mới đồng thời thị trường cho sản phẩm làng nghề ngày càng mở rộng do sự ưa thích các sản phẩm truyền thống và mức độ chấp nhận sản phẩm làng nghề ngày càng cao. Từ đó nhu cầu vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất tăng cao, có nhiều khách hàng đến vay vốn ngân hàng làm cho tốc độ tăng trưởng DSCV đạt khá. Đến năm 2005, DSCV đạt 866.232 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là: 201.222 triệu đồng, với tốc độ tăng là 30,26%. Như vậy tốc độ tăng trưởng đã giảm hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm trước đó. Nguyên nhân: trong hoạt động cho vay đối với làng nghề ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản thế chấp bởi phần lớn tài sản thế chấp của các hộ, cơ sở sản xuất làng nghề là đất đai. Điều này gây tâm lý e ngại đối với CBTD khi cho vay. Mặt khác, các món vay của các khách hàng làng nghề thường có giá trị nhỏ nên gây mất nhiều thời gian để thẩm định và gây tình trạng một CBTD phải phụ trách quá nhiều khách hàng từ đó làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Trong đó cho vay đối với hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất từ 56 - 65%, còn các cơ sở sản xuất chiếm tỷ trọng thấp hơn. Bởi hình thức sản xuất hộ gia đình chiếm đa số trong các làng nghề do đặc trưng của các sản phẩm làng nghề không đòi hỏi công nghệ phức tạp, sản xuất có thể tiến hành thủ công lại tận dụng được lao động trong gia đình nên không đòi hỏi lượng

vốn lớn. Mặt khác, các hộ vì sợ phải chịu nhiều trách nhiệm pháp lý nên không muốn thành lập công ty. Trong khi đó chỉ có một số ít hộ sản xuất làm ăn có hiệu quả đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, thành lập công ty. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng DSCV của hộ sản suất là 35,09 % đã tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 24,76%. Mặc dù số lượng các cơ sở sản xuất thấp hơn số lượng hộ sản xuất nhưng DSCV của cơ sở sản xuất cũng luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt năm 2004 DSCV của cơ sở sản xuất là: 160.606 triệu đồng tăng 124.735 triệu đồng so với năm 2003 (160.606 triệu đồng) với tốc độ tăng trưởng là: 77,66 %. Đó là do các cơ sở sản xuất với quy mô lớn, nhu cầu vốn đầu tư cao sản xuất kinh doanh ổn định, đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng, đồng thời họ đang trong quá trình đổi mới công nghệ nên nhu cầu vay lớn. Đến năm 2005, DSCV của cơ sở sản xuất đạt 353.649 triệu đồng, tăng 68.308 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 23,94 %. Nhìn chung, DSCV của cả hộ sản xuất và cơ sở đều tăng qua các năm. Đây là kết quả đáng ghi nhận để có kết quả đó ngoài nguyên nhân do nhu cầu vay vốn của làng nghề tăng cao còn do: màng lưới của hệ thống ngân hàng không ngừng được mở rộng do vậy cán bộ tín dụng có thể tiếp cận với làng nghề gần hơn, khách hàng cũng giảm được chi phí đi lại khi giao dịch với ngân hàng. Từ đó thúc đẩy khách hàng đến vay vốn ngân hàng nhiều hơn. Mặt khác, các cấp ngân hàng thực hiện có hiệu quả việc lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng, lấy thị trường nông nghiệp nông thôn là chính đẩy mạnh đầu tư vào các làng nghề, kinh tế trang trại và kinh tế hộ sản xuất.

b/Về doanh số thu nợ: Một trong những yếu tố phản ánh chất lượng tín dụng là doanh số thu nợ. Trong những năm qua doanh số thu nợ của làng nghề tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay điều này đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ năm 2003 đạt 343.540 triệu đồng, năm 2004 là 596.644 triệu đồng tăng so với năm trước là: 253.104 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là: 74%. Đây là một tốc độ tăng trưởng rất cao. Có được kết quả đó là năm 2004 ngân hàng thực hiện các biện pháp: tiến hành phân loại khách hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn

đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đến năm 2005, DSTN là 668.055 triệu đồng tăng 71.411 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng thấp hơn năm 2004 đạt 11,9%. Nguyên nhân tốc độ tăng thấp này là do các hộ sản xuất gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ biến động, việc xuất khẩu sang nước ngoài gặp khó khăn.

DSTN của hộ sản xuất và cơ sở sản xuất liên tục tăng qua các năm tốc độ tăng năm 2004 so với năm 2003 của cơ sở đạt đến 155% trong khi của hộ sản xuất là 42%. Đến năm 2005 tốc độ tăng chậm lại đạt từ 25% đối với hộ sản xuất và 29% với cơ sở. Nguyên nhân là do: hầu hết các chủ hộ, chủ cơ sở thường là những người có tư cách đạo đức tốt luôn trả nợ ngân hàng đúng hạn. Đặc biệt các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, trình độ tổ chức tốt và làm ăn có hiệu quả hơn hộ sản xuất do đó thường xuyên trả nợ ngân hàng theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.

c/Về Dư nợ: Dư nợ là số tiền mà ngân hàng đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Dư nợ cuối kỳ được tính bằng:

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV Trong kỳ - DSTN trong kỳ

Qua bảng trên cho thấy dư nợ của làng nghề cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2003 dư nợ là: 365.579 triệu đồng đến năm 2004 dư nợ đạt: 433.975 triệu đồng, tăng 68.396 triệu đồng so với năm trước đó với tốc độ tăng là: 18,7%. Dư nợ tăng thấp là do tốc độ tăng của DSTN của năm 2004 là cao hơn rất nhiều (74 %) so với tốc độ tăng trưởng của DSCV năm 2004 (43%). Đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng của DSTN giảm chỉ còn 11,9 % trong khi đó tốc độ tăng trưởng của DSCV là 30,26 %. Do vậy năm 2005 dư nợ đạt: 542.236 triệu đồng, tăng so với năm trước đó là: 108.261 triệu đồng, tốc độ tăng là 24,95%. Trong đó dư nợ của hộ sản xuất vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 65% - 70% so với tổng dư nợ của làng nghề. Nguyên nhân: Về cơ chế cho vay có nhiều thông thoáng nhất là sau khi quyết định 67/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ được ban hành. Theo quyết định này thì các hộ sản xuất được vay vốn tới 10 triệu đồng mà không cần có thế chấp tài sản. Đối với các

cơ sở cũng được vay vốn thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đồng thời trong quá trình cho vay ngân hàng đã biết áp dụng mức lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ và có sự chú ý đến đối tượng khách hàng làng nghề hơn. Mặt khác, các hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư thiết bị sản xuất, mặt bằng… để nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Do đó mà cơ cấu dư nợ của các hộ, cơ sở sản xuất có những chuyển biến tích cực.

Nếu xét so với tổng dư nợ của chi nhánh thì dư nợ của làng nghề chiếm tỷ trọng nhỏ: Năm 2003 là: 11,65%, năm 2004 là: 11,89%, năm 2005 là: 12,78% . Kết quả trên cho thấy dư nợ làng nghề tuy có tăng qua các năm nhưng so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này được thể hiện ở biểu đồ 04 dưới đây:

Biểu đồ 04. Dư nợ làng nghề qua các năm 2003 – 2005.

Nguyên nhân xuất phát từ tài sản đảm bảo của các hộ, cơ sở sản xuất thường không đủ điều kiện để được vay vốn hoặc nếu có thì cũng chỉ đáp ứng 20% - 30% nhu cầu vay. Bên cạnh đó, các hộ vẫn có tâm lý ngại quan hệ với ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, thời gian để được cấp tín dụng là dài.

d/ Tình hình nợ quá hạn: Hoạt động cho vay của làng nghề trong bất kỳ trường hợp nào cũng chứa đựng nhiều rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải quản lý nợ chặt chẽ, bảo đảm giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất. Trong hoạt động cho vay đối với làng nghề ngân hàng cũng luôn chú trọng công tác mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy, trong những năm qua ngân hàng luôn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp cho phép. Nợ quá hạn trong cho vay đối với làng nghề thể hiện ở bảng sau:

Bảng 6. Dư nợ quá hạn làng nghề năm 2003- 2004

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ tăng Năm 2005 Tốc độ tăng 1. Nợ quá hạn 2.486 3.625 45,82 % 15.669 332 % - Hộ sản xuất 2.380 2.984 25,38 % 10.202 242 % - Cơ sở sản xuất 106 641 504 % 5.467 753 % 2.Tỷ lệ nợ quá hạn 0,68% 0,84% 2,89% 3. Tổng nợ quá hạn 26.758 33.087 23,65 % 123.909 274 % 4. Tỷ trọng nợ quá hạn/tổng nợ quá hạn 9,3% 10,9% 12,64%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003, 2004, 2005)

Dựa vào bảng 6 cho thấy: nợ quá hạn liên tục tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức cho phép (dưới 3%). Năm 2003, nợ quá hạn là: 2.486 triệu đồng chiếm 0,68% trong tổng dư nợ của làng nghề. Năm 2004, nợ quá hạn là 3.625 triệu đồng tăng 1.139 triệu đồng so với năm 2003, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,84 %. Đến năm 2005 nợ quá hạn là; 15.669 triệu đồng, tăng so với năm trước đó là 12.044 triệu đồng, chiếm 2,89% tổng dư nợ của làng nghề. Nguyên nhân: một số ngân hàng cho vay sai quy trình định kỳ hạn nợ chưa phù hợp với đối tượng, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích còn xảy ra tuy tỷ lệ nhỏ nhưng nguy cơ dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Trong đó, nợ quá hạn của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nợ quá hạn đặc biệt năm 2003 chiếm đến 96% tổng nợ quá hạn của làng nghề đến năm 2005 thì giảm xuống còn 65% so với tổng nợ quá hạn năm 2005. Tương ứng là tỷ trọng nợ quá hạn của các cơ sở tăng lên từ 4% lên 35%. Nguyên nhân là do: các hộ sản xuất mang tính thủ công, tính chuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

môn hoá không cao, một phần do tính yếu kém của người quản lý nên sản phẩm của các hộ thường gặp khó khăn hơn trong tiêu thụ sản phẩm. Do đó nợ quá hạn của các hộ thường lớn hơn các cơ sở.

Nếu so tổng nợ quá hạn của toàn chi nhánh thì nợ quá hạn của làng nghề chiếm một tỷ lệ không lớn. Năm 2003 tỷ trọng nợ quá hạn làng nghề so với tổng dư nợ quá hạn của toàn chi nhánh là: 9,3 %, năm 2004 con số này tăng nên là: 10,9 %, đến năm 2005 chiếm 12,64 %. Điều này thể hiện qua biểu đồ 05 dưới đây:

Biểu đồ 05: Nợ quá hạn làng nghề so với tổng nợ quá hạn của toàn chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây qua các năm 2003 – 2005

Tuy nợ quá hạn làng nghề chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng cũng không thể nói là chất lượng tín dụng đối với làng nghề là tốt bởi dư nợ của làng nghề chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 51 - 59)