Đặc điểm về kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 30 - 34)

Năm 2005 dân số trung bình của tỉnh Hà Tây khoảng trên 2,5 triệu người tương đương 5,5 vạn hộ. Số người ở độ tuổi lao động là: 1.268.000. Trên 90 % dân số sống ở nông thôn, gần 80% dân số làm nông nghiệp, 1/3 số xã có làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung nhân dân trong tỉnh cần cù lao động có ý thức vươn lên, có nhận thức mới về sản xuất hàng hoá, năng động hơn trong sản xuất kinh doanh.

Kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, GDP tăng 11,7%, đặc biệt giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 4.888 tỷ tăng 25% so với năm trước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo mục tiêu đề ra: Công nghiệp xây dựng 38,4% (kế hoạch: 38%); Nông nghiệp thuỷ sản 31,39% ( kế hoạch: 32 % ); Dịch vụ du lịch 30,21 % (kế hoạch: 30%). Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch, thu nhập bình quân đầu người đạt 410.000 đồng/tháng, tăng 31000 so với năm 2004. Nhiều khu cụm công nghiệp của trung ương, của tỉnh đã được quy hoạch và đang hình thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2005/ UBND tỉnh Hà Tây).

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây. PTNT Hà Tây.

NHNo & PTNT Hà Tây được thành lập tháng 10/1991 trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị ngân hàng thuộc NHNo Hà Sơn Bình cũ và 6 đơn vị thuộc NHNo Hà Nội chuyển giao. Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng và sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam. Ban đầu ngân hàng có 14 chi nhánh cơ sở, 28 phòng giao dịch và bàn tiết kiệm với tổng biên chế gồm 1081 người trên toàn tỉnh. Nguồn vốn huy động

là 77 tỷ đồng, dư nợ là 46 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã (chiếm 90%). Chất lượng vồn đầu tư thấp, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 17% tổng dư nợ. Kết quả tài chính lỗ trong kinh doanh.

Hiện nay ngân hàng có 67 điểm giao dịch, gồm trụ sở chính ở thị xã Hà Đông và 17 chi nhánh cấp II tại các huyện. Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.767 tỷ đồng, tổng dư nợ là 4.242 tỷ đồng, nợ xấu chiếm tỷ trọng 2,5%/ tổng dư nợ. Như vậy sau hơn 10 năm chi nhánh đã có những bước phát triển vượt bậc: nguồn vốn huy động, dư nợ tăng trưởng cao, kết quả tài chính khá, đời sống của cán bộ viên chức được đảm bảo, góp phần đáng kể đối với hoạt động kinh doanh của ngành cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Từ đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

- Tỉnh có trên 90 % dân cư sống ở nông thôn rộng lớn. Đây là địa bàn chính của ngân hàng nông nghiệp với nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Thời gian qua nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay phát triển làng nghề.

- Toàn tỉnh hiện nay có trên 2400 doanh nghiệp, 208 khu cụm công nghiệp đã được qui hoạch, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong đó có trên 1000 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các doanh nghiệp này đang trong quá trình ổn định sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đổi mới công tác quản lý, tiếp cận và thích nghi với thị trường, làm ăn có hiệu quả hoạt động đa dạng các ngành nghề kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng.

- Chính sách lãi suất tín dụng thường xuyên được điều chỉnh phù hợp và có xu thế hội nhập lãi suất quốc tế. Chính sách lãi suất là đòn bẩy quan trọng kích thích mọi thành phần kinh tế mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, là

cơ hội để ngân hàng mở rộng thị trường kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

- Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh các cấp các ngành đã chỉ đạo có hiệu quả các mặt công tác như: đền bù đất giải phóng mặt bằng; xây dựng đường giao thông, cụm điểm công nghiệp, khu dân cư, chính sách ưu tiên gọi vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ bản theo hướng sản xuất hàng hoá tạo cơ hội thuận lợi lớn cho doanh nghiệp phát triển, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- NHNo tỉnh Hà Tây có hệ thống màng lưới của các ngân hàng cơ sở rộng khắp từ tỉnh đến huyện.. Hiện nay tổng số cán bộ trong biên chế là 850 người trong đó có 432 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học. Tập thể lãnh đạo ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo hoạt động kinh doanh và đội ngũ cán bộ được đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hàng năm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Khó khăn:

- Hà Tây là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất thuần nông, trong mấy năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh hình thành nhưng vẫn chưa chuyển dịch rõ rệt. Những khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng chưa có chính sách hợp lý khuyến khích thu hút vốn đầu tư, chưa có ngành nghề kinh tế mũi nhọn. Việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành chậm. Mặt khác trên địa bàn hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao, gây nên những khó khăn trong đầu tư tín dụng của ngân hàng.

- Thị trường chính của NHNo là ở nông thôn mà chủ yếu là các hộ sản xuất, món vay nhỏ, chi phí cao. Trong quá trình kinh doanh tín dụng, ngân hàng tốn rất nhiều công sức trong việc điều tra thẩm định, quản lý và xử lý nợ khi cho vay. Mặt khác đối tượng vay vốn của ngân hàng nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nên trong hoạt động cho vay lĩnh vực này chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các lĩnh vực khác.

- Trên địa bàn có 3 NHTM quốc doanh và 72 Quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động môi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của cán bộ nhân viên ngân hàng.

Nhận thức được điều đó, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây đã xây dựng đề án chiến lược kinh doanh nhạy bén để mở rộng kinh doanh, giữ vững uy tín với khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động để đưa ngân hàng ngày càng phát triển.

Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây:

Hiện nay trên toàn tỉnh Ngân hàng có 17 NHNo & PTNT huyện, thị xã 45 Ngân hàng cấp 3 và 7 phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh trung tâm NHNo & PTNT Hà Tây có chức năng chỉ đạo hệ thống các chi nhánh cấp dưới. Dưới các chi nhánh cấp huyện còn có các chi nhánh loại 4. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây được thể hiện ở sơ đồ sau:

Biểu 01. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây.

* Tại chi nhánh cấp 2 có các phòng, tổ nghiệp vụ: phòng hành chính nhân sự, phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quĩ, tổ thẩm định. * Tại chi nhánh cấp 3 có các tổ tín dụng, tổ kế toán ngân quỹ.

Giám đốc Chi nhánh cấp 2 - GD Phó giám đốc phụ trách các chuyên đề nghiệp vụ Thường trực Công đoàn tỉnh Phòng tổ nghiệp vụ

Công đoàn cơ sở thành viên Phòng giao dịch Chi nhánh cấp 3 Phòng, tổ nghiệp vụ

* Tại hội sở chính: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc quản lý 12 phòng, tổ nghiệp vụ. Mô hình tổ chức tại hội sở chính thể hiện như sau:

Biểu 02. Mô hình cơ cấu tổ chức tại hội sở Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây

2.1.3. Khái quát hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua. trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 30 - 34)