THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỂ TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 43 - 46)

e. Công tác tài chính :

2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỂ TẠI CHI NHÁNH

NGHỂ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA.

2.2.1.Khái quát về làng nghề Hà Tây:

Hiện nay Hà Tây có 1.146 làng nghề trong đó có 219 làng nghề được công nhận, là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong cả nước. Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp cả nước như: làng nghề bánh giày Thượng Đình, làng nghề đồ mộc thôn Hữu Bằng, làng nghề bánh kẹo, dệt may La Phù…Tất cả các huyện trong tỉnh đều có làng nghề, huyện có nhiều làng nghề nhất là Thanh Oai (44 làng), huyện ít nhất là Hà Đông (2 làng). Sự phát triển của làng nghề đã làm cho bộ mặt nông thôn của tỉnh thay đổi: Giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp chiếm gần 60 % trong giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (năm 2005). Sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại. Nhiều sản phẩm truyền thống và

một số sản phẩm mới sản xuất gia tăng góp phần phục vụ tiêu dùng và xuất

khẩu. Các sản phẩm mang tính truyền thống với sự khéo léo của các nghệ nhân như: khảm trai (huyện Phú Xuyên), lụa ( Hà Đông), điêu khắc mỹ nghệ ( Hoài Đức)… đã được xuất khẩu và được người tiêu dùng nước ngoài yêu

thích. Làng nghề phát triển đã thu hút nhiều lao động ở nông thôn, tạo việc làm xoá đói giảm nghèo, làm bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Năm 2005 tổng số hộ làm nghề trong toàn tỉnh là 88.670 hộ chiếm 27,8% tổng số hộ của toàn tỉnh, thu hút gần 160000 người lao động trong làng nghề.

Đây là những kết quả đáng ghi nhận tuy nhiên làng nghề Hà Tây đang gặp phải những khó khăn sau đây:

•Về công nghệ sản xuất: Hiện nay công nghệ sản xuất của làng nghề chủ

yếu là sản xuất thủ công chưa được cơ giới hoá. Một số làng nghề đã có sự áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhưng đều là những thiết bị cũ mua lại của các công ty nhà nước hoặc mua lại thiết bị cũ của nước ngoài. Chẳng hạn: làng nghề mây tre đan trước đây sử dụng chủ yếu là thủ công đốt bằng dầu, hiện nay đã sử dụng máy chẻ vuốt, đèn băng ga… Với những thiết bị đó thì vẫn chưa đảm bảo về năng suất chất lượng sản phẩm. Tính chất thủ công của ngành nghề đang cản trở làng nghề phát triển trong thương mại quốc tế. Khi có hợp đồng xuất khẩu lớn làng nghề thường khó đáp ứng kịp về thời gian, về tính chất đồng đều của sản phẩm. Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước thì tất yếu các làng nghề phải hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu tính chất nặng nhọc của sức lao động, hạn chế nhược điểm của sản phẩm thủ công nhưng vẫn phải đảm bảo tính độc đáo tinh xảo đối với các sản phẩm truyền thống.

•Về thị trường: gồm có thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

- Thị trường đầu vào: nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề ở Hà Tây phần lớn là mua ngoài tỉnh bởi nguồn cung cấp trong tỉnh là có hạn. Các làng nghề phải mua nguyên liệu như: gỗ, gạo, mây tre, vải vóc, sợi len.. trừ điện và nước. Do phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu cung cấp ở ngoài tỉnh nên hầu hết các làng nghề không chủ động được về nguyên liệu do thị trường luôn biến động, thường xuyên ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu gây ảnh hưởng đến sản xuất.

- Thị trường đầu ra: Thị trường tiêu thụ sản phẩm là chưa ổn định. Các làng nghề hầu hết không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà sản phẩm bán

được chủ yếu là nhờ những đơn đặt hàng của các doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Có đến 70% sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu sang các nước như: Nhật, Tây Âu…nhưng các làng nghề chưa thâm nhập sâu được vào thị trường các nước này. Do vậy mà các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất vẫn chưa chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các sản phẩm của làng nghề phần lớn là chưa có thương hiệu sản phẩm. Trong thời gian tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Hà Tây cần đặt ra phương hướng phát triển sản xuất không chỉ là thị trường nội địa mà tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời cũng khuyến khích hình thành tua du lịch làng nghề, đó là cơ hội để tiếp cận thị trường thế giới.

•Về diện tích mặt bằng: hiện nay quy hoạch cho làng nghề còn gặp nhiều

khó khăn. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ, những tranh chấp về đất đai gây cản trở cho làng nghề mở rộng quy mô sản xuất.

•Trình độ người lao động: người lao động ở các làng nghề có trình độ

thấp, không được đào tạo qua trường lớp. Hình thức đào tạo chủ yếu là truyền nghề chiếm 70-80% số lao động của làng nghề, khoảng 10% lao động là được đào tạo chính quy qua trường lớp, còn lại là tự làm qua thực tế tiếp thu. Cho đến nay tại các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất việc sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, sử dụng máy móc còn hạn chế. Các chủ hộ sản xuất còn yếu kém trong quản lý do không được đào tạo qua trường lớp.

•Mô hình tổ chức của làng nghề chủ yếu là tư nhân nên sản xuất chỉ dừng

lại ở quy mô nhỏ, khả năng hiểu biết của chủ hộ về luật kinh tế, về thông tin thị trường thế giới còn rất hạn chế. Trong quá trình hội nhập các làng nghề cần phải nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, kỹ thuật, thông tin thị trường trong và ngoài nước.

•Về vốn đầu tư: Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với các làng nghề hiện

nay. Trong xu hướng phát triển các hộ, cơ sở sản xuất có nhu cầu vốn lớn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Hiện tại vốn đầu tư của các làng nghề chủ yếu là vốn tự có, hoặc vay mượn bạn bè người thân. Vốn vay ngân hàng còn ít do hầu hết các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất không đủ điều kiện vay vốn.

Giải quyết được khó khăn này sẽ giúp làng nghề giải quyết được khó khăn khác.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 43 - 46)