Hoạt động cho vay :

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 37 - 41)

Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng nhằm thu được lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo lên các khoản tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất. Trong những năm qua NHNo & PTNT Hà Tây đã mở rộng đầu tư đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Các cấp ngân hàng

thực hiện việc lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng, lấy thị trường nông nghiệp nông thôn là chính đẩy mạnh đầu tư vào các làng nghề, kinh tế trang trại và kinh tế hộ sản xuất kết quả là trong năm 2005, trên 13 vạn hộ có dư nợ 2.647 tỷ tăng 482 tỷ so với đầu năm, chiếm 62,45 tổng dư nợ. Mặt khác ngân hàng cũng chú trọng đầu tư vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX. Kết quả bảng 3 cho thấy tình hình cho vay qua các năm 2003 – 2005 như sau:

Bảng 3. Tình hình cho vay qua các năm 2003 – 2005 tại NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây .

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ

tăng trưởng Năm 2005

Tốc độ tăng trưởng DSCV 3.918 5.441 38,87 % 6.299 15,77 % DSTN 2.957 4.929 66,69 % 5.706 15,76 % Dư nợ 3.137 3.649 16,32 % 4.242 16,25 % Nợ quá hạn 27 33 22, 22% 123 273% Tỷ lệ nợ quá hạn 0,86% 0,90% 2,90%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003 – 2005)

- V ề doanh s ố cho vay : qua biểu 2 ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay đạt 3.918 tỷ năm 2004, doanh số cho vay là 5.441 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 1.523 tỷ đồng, tăng trưởng 38,87%. Đến năm 2005 thì doanh số cho vay đạt 6.299 tỷ đồng tăng 858 tỷ đồng so với năm 2004, tăng trưởng là: 15,77% như vậy tốc độ tăng đã giảm hơn so với năm trước đó. Doanh số cho vay liên tục tăng là do trong 3 năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng nên nhu cầu vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng lớn.

- V ề doanh s ố thu n ợ : do mục tiêu của hoạt động tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, do vậy phải đảm bảo thu được gốc và lãi. Cụ thể, năm 2003 doanh số thu nợ là 2.957 tỷ đồng đến năm 2004 doanh số thu nợ là 4.929 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 1.972 tỷ đồng tốc độ thu nợ tăng 66,69% . Năm 2005 doanh số thu nợ là 5.706 tỷ đồng tăng 777 tỷ đồng, tốc độ tăng thu nợ là

15,76%. Trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả luôn trả nợ đúng hạn. Đồng thời công tác thu nợ luôn được chi nhánh quan tâm một cách đúng mức ngân hàng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giám sát các khoản nợ để thu hồi nợ đúng thời hạn. Do vậy mà doanh số thu nợ trong những năm qua tăng lên tương ứng với doanh số cho vay điều này đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

- V ề d ư n ợ : NHNo & PTNT Hà Tây luôn xác định mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề hết sức cần thiết trong kinh doanh do đó chi nhánh đã đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện đầu tư tín dụng có hiệu quả, tiến hành khảo sát thị trường tìm kiếm khách hàng, đề ra định hướng cho vay phù hợp với sự phát triển của từng vùng, từng đối tượng vay. Trên cơ sở đó giúp cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng và đem lại hiệu quả. Kết quả đó được thể hiện ở biểu 4 như sau:

B

ả ng 4 . Tình hình dư nợ qua các năm 2003 – 2005 tại NHNo & PTNT tỉnh hà Tây.

Đơn vị: tỷ đồng

Chi tiết Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng dư nợ 3137 3649 4.242

Phân theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp & HTX 1.164 1.484 1.595

Hộ sản xuất 1.973 2.165 2.647

Phân theo thời gian

Ngắn hạn 1.813 2.214 2.822

Trung và dài hạn 1.324 1.435 1.420

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003, 2004, 2005).

Dựa vào biểu 4: tổng dư nợ qua 3 năm đều tăng. Năm 2003 tổng dư nợ là 3.137 tỷ đồng thì năm 2004 tổng dư nợ là 3.649 tỷ đồng, tăng 512 tỷ đồng so với năm 2003, tốc độ tăng là 16,32%. Đến năm 2005 ngân hàng đã tổ chức thực hiện phân loại cho 100% khách hàng có dư nợ 10 triệu đồng trở lên, áp dụng vào xét duyệt cho vay, từng bước loại dần khách hàng sản xuất kinh

doanh kém hiệu quả, mở rộng cho vay khách hàng có uy tín. Vận dụng chính sách ưu tiên mức cho vay, lãi suất cho vay, khuyến khích khách hàng làm ăn có hiệu quả và chấp hành tốt chính sách tín dụng ban hành. Tổng dư nợ đạt 4.242 tỷ đồng, tăng so với 2004 là: 593 tỷ đồng, tốc độ tăng là 16,25%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2004 so với tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2005 tương đối đồng đều. Năm 2004 tốc độ tăng dư nợ thấp là do tốc độ thu nợ năm 2004 tăng khá lớn (66,69 %) so với tốc độ cho vay (38,87 %). Đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng dư nợ có tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tương đương với năm 2004 là do tốc độ tăng trưởng cho vay và tốc độ tăng trưởng thu nợ là như nhau. Sự thay đổi về DSCV, DSTN, dư nợ qua ba năm sẽ được thể hiện trong rõ hơn trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 03. Tình hình về DSCV, DSTN, dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua.

Tỷ đồng

•Nếu phân theo thành phần kinh tế: thì dư nợ hộ sản xuất vẫn luôn chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2003 là 62,89% ; năm 2004 dư nợ hộ sản chiếm 59,33%. Đặc biệt trong năm 2005 ngân hàng đã thực hiện chỉ đạo cho vay hộ sản xuất: nắm bắt nhu cầu vay vốn tớí từng khách hàng chi nhánh cấp I, cấp III giảm dư nợ của doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, hoặc loại hình

kinh doanh độ an toàn thấp để có vốn cho hộ sản xuất vay, điều hoà vốn kịp thời cho các đơn vị có nhu cầu vay kinh tế hộ. Hàng quý đánh giá khen thưởng kịp thời các đơn vị có dư nợ cho vay hộ sản xuất cao, không khất hoãn mọi nhu cầu vay vốn khu vực kinh tế hộ. Từ đó đưa dư nợ kinh tế hộ sản xuất lên 2.647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,6 % so tổng dư nợ cho vay. Không chỉ có dư nợ của hộ sản xuất tăng mà dư nợ của các doanh nghiệp và HTX cũng tăng cụ thể: năm 2003 đạt 1.164 tỷ đồng, năm 2004 là 1.484 tỷ đồng tăng tuyệt đối so với năm 2003 là: 320 tỷ với tốc độ tăng 27,49 %. Đến năm 2005 dư nợ của doanh nghiệp và HTX là: 1.595 tỷ đồng, tăng 111 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng có giảm đi khá lớn nhưng vẫn đạt 7,45 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Nếu phân theo thời gian cho vay: dư nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ

trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn vẫn còn hạn chế, đặc biệt năm 2005 dư nợ trung và dài hạn còn giảm 15 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng trên là ngân hàng còn e dè trong việc cho vay dài hạn do rủi ro cao, mặt khác khách hàng thường không có đủ điều kiện để được vay vốn dài hạn.

- N ợ quá h ạ n : cùng với việc tăng cường mở rộng qui mô tín dụng,

chuyển dịch cơ cấu tín dụng cho hợp lý. Công tác nâng cao chất lượng được toàn chi nhánh hết sức quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh. Kết quả là nợ quá hạn các năm thấp. Năm 2003, nợ quá hạn là 27 tỷ đồng chiếm 0,86% tổng dư nợ, năm 2004 nợ quá hạn là 33 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng dư nợ. Đến năm 2005 nợ quá hạn là 123 tỷ đồng, chiếm 2,90%. Như vậy nợ quá hạn tuy thấp nhưng lại tăng qua các năm. Nợ quá hạn qua phân tích cho thấy nguyên nhân chuyển nợ quá hạn phần lớn do nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bất khả kháng và đều có khả năng xử lý và thu hồi nợ. Quá trình cho vay, chi nhánh thực hiện tốt các bước cho vay, thường xuyên phân tích nợ, xử lý thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn kịp thời, tổ chức đổi miền cán bộ, thực hiện đối chiếu nợ qua thư ;

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 37 - 41)