Hoạt động huy động vốn:

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 34 - 37)

Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng đóng vai trò

quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở ngân hàng xác định rõ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng kinh doanh và hoàn thành kế hoạch, trong các năm qua các cấp ngân hàng thường xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Kết quả là tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm. Kết quả đó được thể hiện qua bảng sau:

Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo Giám đốc Các phó giám đốc Phòng kế hoạch và nghiệp vụ Phòng hành chính Phòng kế toán ngân quĩ Phòng tín dụng Phòng ngoại tệ và thanh toán quốc tế Phòng kiểm tra nội bộ Phòng vi tính Phòng giao dịch Tổ Nghiệp vụ thẻ Tổ tiếp thị Phòng thẩm định

B

ả ng1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây trong thời gian qua.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ

Tăng trưởng Năm 2005

Tốc độ tăng trưởng

Tổng nguồn vốn

3.348.173 3.924.792 17,22% 4.767.289 25,16% Cơ cấu phân theo loại tiền huy động

VND 2.854.120 3.343.432 17,14% 4.075.255 21,89% Ngoại tệ qui đổi 494.053 581.360 17,67% 692.034 19,04%

Cơ cấu phân theo tính chất nguồn vốn huy động Tiền gửi dân cư

2.177.468 2.231.129 2,5% 2.962.660 32,79% Tiền gửi TCKT-

XH 368.000 511.949 39,12% 634.907 24,02%

Tiền gửi TCTD

137.705 360.214 162% 239.522 - 33,51% Vốn uỷ thác đầu tư 665.000 821.500 23,53% 930.200 13,23%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003, 2004, 2005)

Dựa vào bảng ta thấy: trong 3 năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng khá. Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đạt 3.348.173 triệu đồng. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động là 3.924.792 triệu đồng, tăng 576.619 triệu đồng so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng là: 17,22%. Bước sang năm 2005 ngân hàng đã chỉ đạo thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng bằng vàng 3 chữ A và chứng chỉ tiền gửi của Trung Ương. Đồng thời ngân hàng còn thường xuyên nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, phát hành hai đợt tiết kiệm quay số dự thưởng. Kết quả là tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 4.767.289 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 842.497 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là: 21,47%. Như vậy tốc độ tăng trưởng đã cao hơn so với tốc độ tăng trưởng những năm trước đó.

Trong tổng nguồn vốn huy động được trong những năm qua, huy động VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn thường chiếm khoảng 80% - 85%. Huy động vốn bằng VND và USD đều tăng qua 3 năm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đặc biệt là tiền gửi bằng ngoại tệ trong đó chủ yếu là USD cũng liên tục tăng qua các năm tạo điều kiện cho ngân hàng có đủ ngoại tệ để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như cho vay. Có được điều đó là qua các năm kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh tăng đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Trong tổng nguồn huy động thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động và cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2003, tiền gửi dân cư là: 2.177.468 triệu đồng thì đến năm 2004 là: 2.231.129 triệu đồng, tăng 53.661 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 2,46 %. Năm 2005, tiền gửi dân cư là 2.962.660 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 731.531 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 32,79 % và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động chiếm 62%. Đáng chú ý trong 3 năm qua tiền gửi TCTD năm 2004 có tốc độ tăng 162 % nhưng đến năm 2005 thì tốc độ này giảm xuống là 33,51 %. Tuy nhiên nhìn chung tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi uỷ thác đều tăng khá qua các năm. Có được kết quả như trên là do các cấp ngân hàng thường xuyên, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Ngân hàng đã chú trọng đến công tác Maketing nhằm thu hút khách hàng tham gia gửi tiền.

Nếu phân theo thời hạn huy động thì tiền gửi có kì hạn trên 1 năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động. Điều này được thể hiện ở bảng 2:

B

ả ng 2 . Cơ cấu phân theo thời hạn huy động

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ

Tăng trưởng Năm 2005

Tốc độ Tăng trưởng

Tiền gửi không kì

hạn 483.017 537.890 11,36% 657.437 22,23% Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng 780.131 814.804 4,44% 809.309 - 0,67% Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 2.085.052 2.572.098 23,36% 3.300.543 28,32% Tổng cộng 3.348.173 3.924.792 17,22% 4.767.289 25,16%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây năm 2003,2004,2005). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 3 năm tiền gửi không kỳ hạn đều tăng với tốc độ tăng trưởng khá năm 2004 là 11,36% so với năm 2003 thì năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 22,23 % so với năm 2004. Tiền gửi không kỳ hạn thì tăng rất chậm với tốc độ là 4,44% cho đến năm 2005 thì giảm xuống 0,67 %. Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là có tốc độ tăng khá nhất trên 20 % qua cả 3 năm.

Ngân hàng thường xuyên nghiên cứu thị trường lãi suất của các TCTD để có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường vốn. Trong năm 2005 ngân hàng đã có 7 lần điều chỉnh lãi suất huy động vốn, kết hợp với tặng quà khuyến mại, có giải pháp chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngân hàng cũng làm tốt công tác tuyên truyền sản phẩm, lãi suất, dịch vụ mới và quảng bá thương hiệu nên đã thu hút nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng nhờ đó mà trong 3 năm tổng nguồn huy động của ngân hàng luôn tăng đạt mức tăng trưởng khá.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây (Trang 34 - 37)