Phương thức sử dụng những từ ngữ cảm thán không chuyên biệt

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 54 - 66)

- Hành động cảm thán không có cấu trúc biểu thị nội dung mệnh đề

A là tiếng thốt ra biểu lộ sự vui mừng, ngạc nhiên hoặc sực nhớ chợt hiểu ra, nhận ra điều gì Nét nghĩa cơ bản thường thấy của “a” là ng ạc nhiên do bất chợt phát hiện ra một điều gì bất

2.1.3. Phương thức sử dụng những từ ngữ cảm thán không chuyên biệt

Ngoài những từ ngữ được “sinh ra” chỉ để thực hiện chức năng cảm thán, tiếng Việt còn có những từ ngữ về bản chất không phải là từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, nhưng trong những điều kiện nhất định, những từ ngữ ấy vẫn có thể “đảm nhiệm” được vai trò của một đơn vị từ vựng cảm thán. Đó là những từ ngữ cảm thán không chuyên biệt.

- Phương thức sử dụng những từ ngữ cảm thán lâm thời - Phương thức sử dụng các trợ từ tình thái

- Phương thức sử dụng các phụ từ chỉ mức độ cao

2.1.3.1 Những từ ngữ cảm thán lâm thời

Những từ ngữ mà chúng tôi trình bày ở mục này là những từ thuộc lớp từ loại khác với các từ ngữ cảm thán trên, song xét về khả năng biểu đạt nghĩa và chức năng ngữ pháp mà chúng đảm nhận trong các phát ngôn cảm thán thì những từ ngữ này lại có đặc điểm của những từ ngữ cảm thán chính danh.

Kết quả khảo sát ngữ liệu cho thấy ba từ sau có khả năng hoạt động như những từ ngữ cảm thán chuyên biệt: khốn nạn, quái/quái lạ, tội nghiệp.

KHỐN NẠN

Nét nghĩa thực từ của “khốn nạn” dường như liên quan với khả năng biểu thị cảm xúc là khi “khốn nạn là một tính từ (vị từ trạng thái) có nghĩa là khốn khổ đến mức thảm hại, đáng thương”. Trong hành động cảm thán, “khốn nạn” thường biểu thị sự xót xa, thương cảm với người đối thoại, với nhân vật thứ ba nào đó hoặc là lời than vãn của chủ thể phát ngôn.

Ví dụ:

(207) Khốn nạn con tôi! [4, 667]

(208) Khốn nạn thân nó, tôi có ngủ được nữa đâu! [4, 19]

(209) Khốn nạn thân tôi, sao cái tin đau đớn của tôi, cậu không báo cho tôi biết bằng dây thép.

[3, 257]  QUÁI/ QUÁI LẠ

Nghĩa gốc của “quái” và “quái lạ” là từ, cụm tính từ (vị từ trạng thái) biểu đạt ý lạ, đáng ngạc nhiên, khó có thể hiểu nổi. Khi hoạt động như những từ ngữ cảm thán, “quái” và “quái lạ” vẫn lưu lại những nét nghĩa ấy, nhưng là để biểu thị thái độ của chủ thể phát ngôn.

Ví dụ:

(210) Quái, không hiểu cái ngày này ngày gì, mà từ chiều tới bây giờ, anh ấy mới có được hai hào chỉ!

[3, 164]

(211) Nhưng quái lạ! Hái cái nào rời tay ra là, nói vô phép anh chứ, nó cứ nát như bánh đúc vữa!

[2, 231]

(212) Quái l, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, ( … )

[1, 281]

“Quái”/ “quái lạ”trong các phát ngôn này đều thể hiện thái độ ngạc nhiên, thắc mắc, băn khoăn trước sự tình có những khuất tất, chưa rõ ràng.

TỘI NGHIỆP

Khi hoạt động như một thán từ, “tội nghiệp” cũng biểu thị thái độ thương hại, thông cảm khi mà nghĩa gốc của từ này vốn là tính từ (vị từ trạng thái) biểu thị tình trạng đáng thương vì gặp phải cảnh ngộ đau khổ, không may.

Ví dụ:

(213) Rõ tội nghiệpchưa! Tôi mà có năm đồng thì tôi trả ngay… [2, 431] (214) Thật tội nghiệp! Cậu ta không hiểu mình đang ở đâu nữa.

[2, 483]

(215) Tội nghiệp, thế không cho người ta uống thuốc thang gì à? [4, 102]

(216) Tội nghiệp! Thế ông mất, bà có mang được mấy tháng ? [3, 138]

Với khả năng biểu đạt và phạm vi hoạt động không khác gì những từ ngữ cảm thán chính danh, có lẽ theo tiến trình của sự mở rộng nghĩa của từ, các từ ngữ cảm thán lâm thời này sẽ có thêm một vai trò mới là những từ ngữ biểu đạt tình cảm, cảm xúc chuyên dụng.

2.1.3.2. Các trợ từ tình thái

Về trợ từ trong tiếng Việt, tác giả Phạm Hùng Việt đã có những nghiên cứu rất công phu trong Trợ từ trong tiếng Việt hiệnđại (2003). Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại đã bao quát quan niệm và những cách xử lí khác nhau của nhiều tác giả về nhóm từ được coi là trợ từ, từ đó đưa ra những luận giải rất xác đáng và hợp lí.

Trợ từ là từ thuộc vào lớp tình thái từ, không đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý nghĩa như: thái độ, tình cảm, sự đánh giá, … của người nói đối với nội dung phát ngôn, đối với hiện thực và đối với người đối thoại, hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn. [48, tr.71]

Trong tổng số 110 trợ từ mà tác giả đã thống kê trong tiếng Việt và bằng khảo sát ngữ liệu chúng tôi xác định được các trợ từ sau có khả năng làm phương thức thể hiện hành động

cảm thán: mất, ru, sao, ta, thay, thế. Các từ này đều thuộc loại trợ từ câu (loại còn lại là trợ từ bộ phận câu) và vẫn thường được gọi với tên gọi khác là trợ tự/ tiểu từ tình thái. Danh sách mà tác giả trình bày không thu thập các trợ từ quá riêng của các phương ngữ cũng như các trợ từ cổ hiện nay không còn được dùng nữa và các từ thuộc những từ dung tục trong khẩu ngữ. Các trợ từ có thể tham gia tạo thành phát ngôn cảm thán ấy được [35] định nghĩa như sau:

( Trong số đó, “ru” là từ cổ, hiện nay không còn sử dụng, cho nên chúng tôi sẽ không xem xét ở đây.)

Mất là từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ của một tình cảm mà mình cảm thấy không sao kìm giữ được.

Sao là từ biểu thị ý nhấn mạnh với vẻ hơi ngạc nhiên, thán phục.

Ta là từ dùng để nhấn mạnh với vẻ hơi ngạc nhiên hoặc có ý hỏi để bộc lộ ý thân mật.

Thế là từ biểu thị ý ngạc nhiên khi nhận ra mức độ cao của một thuộc tính trực tiếp tác động đến mình hoặc của một trạng thái tình cảm của chính mình. Sở dĩ các trợ từ này có thể tham gia vào thực hiện hành động cảm thán là vì về mặt ngữ nghĩa cả năm từ đều biểu đạt ý báo hiệu mức độ cao, sự bất thường, ngạc nhiên - vốn là đặc điểm quan yếu với hành động cảm thán.

Mặc dù vậy, khả năng tự thân biểu đạt nội dung cụ thể của hành động cảm thán của các trợ từ này khi nó tham gia tạo lập là rất hạn chế, thậm chí là không thể thực hiện được điều ấy. Vì thực tế, nói như tác giả Nguyễn Văn Hiệp “các tiểu từ này (ứng với cách gọi trợ từ mà chúng tôi sử dụng) là loại tín hiệu rất đặc biệt, thường được xem là mang tính “động”, hoạt động luôn gắn với các phát ngôn hiện thực hơn là mang tính “tĩnh”, có thể tồn tại phân lập và dễ dàng miêu tả trong các từ điển. Như mọi người đều biết, ý nghĩa của các phát ngôn hiện thực, tức ngôn trung hay hiệu lực tại lời của chúng, ở các mức độ khác nhau, bao giờ cũng biến động theo ngữ cảnh”. [22, tr.55]

Nghĩa là nội dung cảm thán của phát ngôn do trợ từ này tạo lập lệ thuộc nhiều vào từng nội dung mệnh đề cụ thể. Điều đó sẽ được thấy rõ qua các ngữ liệu dưới đây.

Ví dụ:

(217) Vui quá đi mất! (218) Buồn quá đi mất!

(219) Tôi ra phố cho thư giãn đầu óc, ngồi mãi trong phòng ở tình trạng này đến phát điên ra mất! [1, 476]

(220) Cảnh vật mới đẹp sao!

(221) Đời tôi mới bi thảm sao!

(223) Bé Ti nhỏ xíu vậy mà làm việc nhà giỏi quá ta!

(224) Năm nay sao mà nóng thế!

Các ngữ liệu trên cho thấy bên cạnh nghĩa của bản thân các trợ từ như đã trình bày ở phần trên thì nội dung cảm thán cụ thể của các phát ngôn được thực hiện bằng trợ từ tình thái lệ thuộc khá nhiều vào nội dung mệnh đề trong câu. Chẳng hạn, cùng dùng trợ từ “mất” để biểu

thị cảm xúc nhưng trong (217) do nội dung mệnh đề được biểu thị bởi từ “vui” nên ta thấy phát ngôn biểu thị cảm xúc vui sướng của người nói, ngược lại trong (218) là nỗi đau buồn, (219) là sự bực bội.

Riêng từ “thay”, có một số ý kiến cho rằng nó là thán từ (cảm từ). Tác giả Hoàng Phê trong [35] định nghĩa như sau: Thay là cảm từ biểu thị ý ngạc nhiên khi nhận ra mức độ cao của một thuộc tính trực tiếp tác động đến mình hoặc của một trạng thái tình cảm của chính mình. Tác giả Phạm Thị Ly đề nghị đưa “thay” ra khỏi danh sách các trợ từ tình thái cuối câu vì cho rằng “thay” có nghĩa cảm thán hơn là tình thái”. [28, tr.19]

Nhưng chúng tôi, đồng tình với tác giả Phạm Việt Hùng, vẫn coi “thay” là trợ từ. Sở dĩ như vậy là vì những lí do sau:

Trước hết, “thay” có những đặc điểm của một trợ từ như các tiêu chuẩn đã được dùng để nhận diện các trợ từ khác.

- Về đặc điểm cú pháp:

+ Không đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu. + Không sử dụng độc lập để trả lời cho câu hỏi

+ Có thể lược bỏ mà không làm thay đổi nội dung mệnh đề. - Đặc điểm ngữ nghĩa chức năng:

+ Biểu thị tính tình thái của phát ngôn, cụ thể là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của người nói đối với nội dung của phát ngôn, đối với thực tế và đối với người đối thoại.

+ Tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn.

Thêm vào đó, nếu coi “thay” là một thán từ thì chỉ cần một phép so sánh thôi ta sẽ thấy được kết quả cụ thể ra sao.

Các thán từ vốn có khả năng độc lập tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh. Ví dụ:

(225) SP1: Con trai bác đua xe bị công an bắt ngoài kia kìa! SP2: Trời! (+)

Còn với “thay”, có lẽ không phát ngôn cảm thán nào có nghĩa nếu chỉ được tạo thành bởi một từ “thay” (Thay! (-)). Vì thực tế người đối thoại sẽ không biết được chủ thể phát ngôn muốn

nói gì, và người nói cũng không bao giờ muốn tự đưa mình vào tình thế “nói mà không ai hiểu gì” nếu trong cuộc đối thoại giữa họ có một phát ngôn “Thay!”.

Cho nên có thể khẳng định rằng “thay” là một trợ từ. Ngữ liệu chúng tôi khảo sát cũng cho thấy điều đó.

(226) Vui vẻ, êm đềm thực! Sung sướng thay!

[3, 299]

(227) Tiếc thay, ông biết chậm quá rồi, ông ạ! [3, 485] (228) Buồn thay, tình yêu này lại cản trở tình yêu kia.

[1, 65]

(229) Lạ lùng thay, sao tôi cứ có cảm giác anh ấy vẫn ngồi đây, vẫn cười, vẫn nói như ngày nào.

Như vậy rõ ràng, các trợ từ tình thái không thể độc lập biểu thị nội dung cảm thán mà chỉ có thể đem lại nghĩa “nhấn mạnh” cho vị từ trạng thái mà chúng bổ nghĩa, nhưng nhờ sự “hỗ trợ” đó của chúng mà người nói thể hiện được sự “bất thường” trong cảm xúc, tâm trạng của mình trước những sự tình được đề cập đến trong phát ngôn. Hay nói khác đi, người nói thực hiện một hành động cảm thán bằng cách thể hiện thái độ “bất thường” đó của mình thông qua các trợ từ này.

2.1.3.3. Các phụ từ chỉ mức độ cao, hơn mức bình thường

Phụ từ là một loại hư từ- lớp từ làm phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ pháp- ngữ nghĩa khác nhau giữa các thực từ.

Cũng như đặc điểm thường thấy ở các hư từ khác, phụ từ không có ý nghĩa từ vựng. Mặc dù vậy, các hư từ “khi tham gia tổ chức câu nói chúng mang vào câu những nét nghĩa bổ sung, còn gọi là nghĩa tình thái” [37, tr.8]. Vì vậy mà nhiều phát ngôn thực hiện hành động cảm thán có những phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời là các phụ từ, đó là các phụ từ chỉ mức độ cao, hơn mức bình thường. Chủ yếu là các phụ từ có vị trí ở sau thực từ mà chúng trợ nghĩa trong vị ngữ, bao gồm các từ sau: cực, cực kì, dữ, đáo để, gớm, lắm, khiếp, thật, tuyệt, tuyệt vời, vô cùng, quá, quá chừng…

Ví dụ:

(230) Không có đầu đuôi gì hết… Ông già nói, thích chí vì được kể chuyện – Cứ kể ầm ầm vậy thôi. Vui lắm!

[1, 34]

(231) Vậy làng T. không còn nhà nào hả ? – Ông trung tá cố hỏi – Bị lở hết sao? Rủi cho tôi quá!

[1, 39]

(232) Chỉ riêng thằng bé mặt nhợt di. Nó lắp bắp: - Khiếp thật! [1, 209]

(233) Anh tiên tri thật! Giá mà không mang Mi-mô-sa đi thì tôi đâu có rước ngữ ấy về nhà. [1, 347]

(234) Người đâu mà đẹp quá chừng!

Khi làm phương tiện thể hiện hành động cảm thán, các phụ từ thực hiện hai chức năng: miêu tả mức độ của sự tình và bộc lộ cảm xúc của chủ thể phát ngôn. Hai nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau và xét về trình tự thì sự tình thường được miêu tả trước, thường là ở mức độ bất thường, chính vì vậy mà tác động vào nhận thức của chủ thể phát ngôn làm nảy sinh cảm xúc tương ứng với sự bất thường đó – được nói đến sau.

Các ngữ liệu trên cho thấy vai trò không thể thiếu của các phụ từ nếu muốn thể hiện cảm xúc tương ứng với sự tình được miêu tả. Nếu ở (230) bỏ “lắm”, (231) bỏ “quá” , (232),

(233) bỏ “thật”, (234) bỏ “quá chừng” thì những phát ngôn chỉ còn là những hành động tường thuật mà không thấy được ở (230) nhờ có “lắm” sự thích thú được thể hiện , “quá” ở (231) cho biết đó là một lời than thở, (232) là nỗi sợ hãi, (233) (234) là thái độ thán phục, ngưỡng mộ.

Giống như trợ từ, phụ từ không có khả năng độc lập biểu hiện nội dung cảm thán, mà hành động cảm thán cụ thể khi phụ từ làm phương tiện thể hiện là sự tổng hòa giữa nội dung sự tình với phụ từ, không có sự cố định kiểu như phụ từ này thực hiện hành động cảm thán cụ thể gì, mà tùy vào từng phát ngôn cụ thể hành động cảm thán đó được gọi tên. Cho nên, trong các ngữ liệu dưới đây, chúng tôi không đi phân tích như những phần trước mà chỉ chú thích nội dung cảm thán được thể hiện trong mỗi phát ngôn để người đọc thấy được một cách cụ thể khả năng làm phương tiện thể hiện hành động cảm thán của các phụ từ chỉ mức độ cao.

CỰC KÌ ( nói tắt: Cực) Ví dụ:

(235) Cô ta xinh cực! (Trầm trồ)

(236) Robben chuyền sang trái là cực kì khôn ngoan. (Tán tụng)

DỮ: thường được dùng trong phương ngữ Nam Bộ. Tuy nhiên, ở trong thực tế giao tiếp tiếng Việt hiện nay thì phạm vi sử dụng của “dữ” hầu như không còn giới hạn.

Ví dụ:

(238) Kém thông minh dvậy!

Phát ngôn (237) thể hiện sự ngưỡng mộ, còn (238) là một lời than phiền.  ĐÁO ĐỂ

Từ này xuất phát từ tiếng Hán với nghĩa: đến cùng, trong tiếng Việt, “đáo để” được dùng để nhấn mạnh tính chất, trạng thái của vị ngữ với nghĩa: hết mức, quá lắm, quá chừng. Ví dụ:

(239) Liên hoan hôm nay vui đáo để. (Thích thú) (240) Cô ấy thông minh đáo để.

(Ngưỡng mộ)

Theo như quan sát của chúng tôi thì “đáo để” thường chỉ kết hợp với vị từ trạng thái có nghĩa dương tính, tích cực. Như ví dụ (239) (240), tình cảm, cảm xúc mà chủ thể phát ngôn thể hiện là niềm vui thích, sự ngưỡng mộ.

GỚM

Cần phân biệt với “gớm” thán từ có ý trách móc nhẹ và “gớm” tính từ (vị từ trạng thái) với nghĩa ghê sợ, không muốn tiếp xúc.“Gớm” phụ từ thường đứng sau vị từ trạng thái.

Ví dụ:

(241) Anh này cười hề hề.

- Nhóc mà cũng ra vẻ gớm!

(thân mật, trìu mến) [5, 156] (242) Ui chao, anh nớ gan chi mà gan đã gớm.

(thán phục) [5, 637] Đồng nghĩa với “gớm” là “ghê”

Ví dụ:

(243) Áo này đẹp ghê!

(trầm trồ) (244) Máy gì mà khó sử dụng ghê!

(than vãn)

LẮM

(245) Các cậu ơi! Mau lên! Chắc chắn đang còn nói nhiều câu tức cười nữa, không nghe được thì tức lắm. [5, 26]

(tiếc nuối) (246) Mới đi được một quãng, cô bảo:

- Em nóng lắm. Nóng đến héo cả người mất.

(than vãn) [1, 462]

(247) Gớm ghiếc lắm, bẩn thỉu lắm.

(ghê tởm) [1, 240]

(248) Bớt thì giờ ra mà học thêm lấy ít chữ, con ạ - Thân đặt tay lên vai con – Ít chữ sau này khổ lắm. (ngậm ngùi)

[1, 385]

(249) Tôi không thích cãi nhau, chán lắm rồi. (chán chường) [1, 387]

QUÁ

Trong số các phụ từ tham gia thể hiện hành động cảm thán, thì “quá” được dùng với tần số khá cao, trong cả hành động cảm thán biểu lộ cảm xúc dương tính cũng như âm tính.

Ví dụ:

(250) Trong khi ấy, ông Hạo líu ríu, quăng con dao bết đất xuống cạnh khóm hồng, chùi cả

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)