Phương thức sử dụng ngữ điệu biểu thị ý nghĩa cảm thán 1 Khái ni ệm ngữ điệu

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 69 - 70)

- Khi “x” là danh từ kết cấu thể hiện hành động than (than thở / than vãn / than phiền), không hài lòng.

2.3. Phương thức sử dụng ngữ điệu biểu thị ý nghĩa cảm thán 1 Khái ni ệm ngữ điệu

Ngữ điệu là hiện tượng xuất hiện hầu như trong tất cả các đơn vị của ngôn ngữ. Ngữ điệu là một bộ phận của ngữ âm và là đối tượng của ngữ âm học siêu đoạn tính. Ngữ điệu có mặt trong từ vựng khi cần khu biệt một tổ hợp là từ với tổ hợp là ngữ, ngữ điệu cũng là một công cụ đắc dụng trong ngữ pháp học, ngữ nghĩa học, tu từ học…Ngoài ra, ngữ điệu còn hoạt động rất tích cực trong tiết tấu, nhịp điệu thơ ca, trong thi pháp, trong loại hình nghệ thuật trình diễn bằng lời…

Thành tựu nghiên cứu về ngữ điệu tiếng Việt cho đến nay, có thể nói, công trình chuyên sâu duy nhất là tác phẩm của tác giả Đỗ Tiến Thắng [41]. Bởi, thực tế ngữ điệu tiếng Việt là một hiện tượng vô cùng phức tạp, nghiên cứu ngữ điệu tiếng Việt cần rất nhiều công phu không chỉ về nền tảng lí luận mà cả về cơ sở khoa học kĩ thuật. Với chúng tôi, do phạm vi nghiên cứu của đề tài là Hành động cảm thán, cho nên chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào “địa hạt” này, vì vậy, xin được kế thừa kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Tiến Thắng trong phần trình bày dưới đây về ngữ điệu trong vai trò là phương tiện thể hiện hành động cảm thán, đồng thời chúng tôi cũng xin được đưa thêm một số phân tích ngữ liệu cụ thể trên cơ sở lý thuyết mà tác giả đã xây dựng.

Ngữ điệu là hiện tượng ngôn điệu được tạo thành từ sự hoạt động của các nét khu biệt âm học tại những hình tiết nhất định trong câu. Ngữ điệu làm cho câu được hiện thực hóa và trở thành đơn vị giao tiếp. [34, tr.60]

Tác giả cũng nhấn mạnh thêm rằng:

- Theo “tiêu chuẩn châu Âu” hệ thống âm thanh để con người diễn đạt thông tin trong giao tiếp được dùng theo hai cách: “nói cái gì” liên quan đến việc thể hiện nghĩa của từ và “nói thế nào” liên quan đến việc trình diễn thông tin của câu. Ngữ điệu là hiện tượng thuộc loại thứ hai, loại “nói thế nào”. Ngữ điệu tiếng Việt không giống thế: nó vừa là loại “nói cái gì” vừa là loại “nói thế nào”. Giá trị khu biệt nghĩa (của câu) mới thực sự là quan trọng đối với ngữ điệu Việt.

- Các thành tố của ngữ điệu là một thể thống nhất. Thường thì điểm nào mang gánh nặng ngữ điệu học sẽ là điểm tập trung phần lớn các biến đổi năng lượng (vd: cao nhất, mạnh nhất, dài nhất…). Nhưng tùy mục đích khảo sát, một thành tố nổi bật nhất sẽ được đưa ra phân tích. Thành tố nổi bật, có thể gọi là “trội”, là thành tố “độc diễn” để câu thực hiện chức năng ở một mức độ nào đó +/- (ví dụ: ngắt: khu biệt ngữ câu mơ hồ, dài: khu biệt tình thái phủ định và không phủ định…).

- Ngữ điệu là một trong những điều kiện để câu tồn tại và thực hành giao tiếp. Trong giao tiếp, tất nhiên, còn có các yếu cầu về mục đích, tình thái, hành vi… ngữ điệu không đứng ngoài các sự kiện này.

- Ngữ điệu tiếng Việt được hợp thành từ 4 thành tố (component): cao độ, cường độ, trường độ và nhịp độ. Bốn thành tố đó được phân tích và xác lập thành 8 nét khu biệt cơ bản của ngữ điệu gồm: cao hay thấp (cao độ), mạnh hay yếu (cường độ), dài hay ngắn (trường độ) và ngắt hay liền (nhịp độ). Khi chúng hoạt động sẽ tạo ra ngữ điệu nhưng sự hoạt động của chúng chỉ tập trung ở những điểm (hình tiết) nhất định. Trong thực tế hoạt động, các nét cơ bản này tiếp tục bị biến đổi để “gánh vác nhiệm vụ mới”. Lúc ấy các nét mới như Cực cao, Cực mạnh…được hình thành.

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)