- Khi “x” là danh từ kết cấu thể hiện hành động than (than thở / than vãn / than phiền), không hài lòng.
2.4.1. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động hỏ
Ví dụ:
(311a) - Anh muốn vẽ em.
- Vẽ em?
[2, 83]
Cô gái trong đoạn văn đối thoại nhận được lời đề nghị là làm người mẫu cho anh họa sĩ. Tuy nhiên, thay vì thể hiện sự ngạc nhiên ấy bằng tiêng “ô”, “ồ” thì đáp lại lời anh là một hành động hỏi “Vẽ em?”. Hành động hỏi ấy không nhằm xác định thông tin mà đó là cách cô
bộc lộ sự ngạc nhiên đến thảng thốt của mình. Có thể thấy rõ hơn điều này qua đoạn đối thoại tiếp sau đó:
(312b ) - Anh muốn vẽ em. - Vẽ em?
Lan gần như kêu lên, lặp lại, thảng thốt. - Vẽ em.
[2, 83]
Hành động hỏi được hiểu là hành động ngôn từ được thực hiện nhằm nêu lên điều chưa biết hay còn hoài nghi mà người nói muốn người nghe trả lời hoặc giải thích cho rõ thêm.
Trong thực tế giao tiếp, người ta gặp không ít tình huống hỏi không phải để hỏi mà nhằm thực hiện những hành động trong ngôn từ khác như: khẳng định, phủ định, phê phán, cầu khiến, cảnh cáo, chào, … và cảm thán.
Ví dụ:
(313) - Đức phải không? Bình đây nè!
- Bình hả? Trời đất, cậu ở đâu ra vậy? [1, 138]
Hành động hỏi được thực hiện bởi phát ngôn “Bình hả? Trời đất, cậu ở đâu ra vậy?” thực chất là sự bộc lộ thái độ ngạc nhiên, mừng rỡ khi Đức tình cờ gặp Bình.
Hay như hành động cảm thán thể hiện sự ngạc nhiên, hoảng hốt của chủ thể phát ngôn thông qua hành động hỏi trong câu thoại sau:
Ví dụ:
(314) Trời ơi, anh Đoàn ơi! Sao anh lại đội mũ? Không được đâu anh, trông kì cục lắm! [1, 299]
Hay thái độ ngạc nhiên, thắc mắc trong phát ngôn (331), (332)
(315) Sao tôi lại gặp bố già, trở thành kẻ dẫn đường cho bố giả nhỉ? [1, 295]
(316) Làm sao trong cái đầu bé nhỏ thế này mà em lại chứa đựng được nhiều trí khôn đến như vậy?
[5, 597]
Rõ ràng đây là những hình thức hỏi đặc biệt, không phải dạng câu hỏi nhằm mục đích hỏi và người hỏi chờ đợi câu trả lời. Những hình thức hỏi này cũng khác với câu hỏi tu từ là những câu hỏi không cần có câu trả lời vì bản thân người hỏi và người nghe đều hiểu cái ý trả lời. Những hình thức hỏi đặc biệt này được sử dụng nhằm thể hiện ý cảm thán. Những hành động cảm thán này có cấu trúc bề mặt giống như một câu hỏi nhưng không có câu trả lời hay không thể trả lời vì mục đích chính là để biểu thị cảm xúc, tâm trạng bất thường của người nói
trong những tình huống bất thường. Tuy nhiên, ranh giới giữa chúng không phải lúc nào cũng hoàn toàn rõ ràng.
Trong tiếng Việt có một số hình thức hỏi thường được dùng để biểu thị cảm thán. 2.1.1. Dùng hình thức hỏi biểu thị cảm thán biết + từ để hỏi
Ví dụ:
(317a) Biết bao giờ mẹ lại về với con ?
[Nam Cao, Từ ngày mẹ mất] (318a) Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
[Nguyễn Du, Truyện Kiều] (319a) Đúng hai hào một bát. Biết ăn mấy bát ?
[Nam Cao, Xem bói]
Nếu so sánh giữa hai dạng: một có sự tham gia của “biết” trong những phát ngôn trên với hình thức không có “biết”như sau:
(317b) Bao giờ mẹ về với con? (318b) Ăn mấy bát?
(319b) Hoa trôi man mác về đâu ?
Ta thấy những câu ở (317b), (318b), (319b) không có “biết” là những câu hỏi thuần túy và có thể có câu trả lời chính xác, còn (317a), (318a), (319a) là những câu sử dụng hình thức hỏi nhưng không thể trả lời vì bản thân người hỏi thì băn khoăn, phân vân và cả người hỏi lẫn người nghe đều không biết được hoặc không thể biết được chính xác cái ý trả lời. Cho nên chắc chắn, đây không phải là dạng câu hỏi tu từ: Biểu thức “biết + từ để hỏi” là dạng thức hỏi không xác định, hỏi không phải để hỏi mà là để biểu thị tâm trạng, cảm xúc đặc biệt khác thường.
Biểu thức này còn có thể có dạng:
Biết + Vị từ [ + động ] [ +/- chủ ý ] + ( bổ ngữ ) + từ để hỏi Ví dụ:
(320a) Biết mua sách đó ở đâu? (321a) Biết nhờ vả ai bây giờ?
Hoặc Biết + Vị từ [ + động ] [ +/- chủ ý ] + từ để hỏi + ( bổ ngữ ) Ví dụ:
(320b) Biết mua ở đâu loại sách đó? (321b) Biết ăn mấy bát?
Ở đây cũng cần phân biệt những hành động cảm thán kiểu này với những hành động cảm thán dùng tổ hợp phụ từ biết mấy, biết bao, biết chừng nào đặt sau vị từ trạng thái và có tính cố định không thể phân cách như chúng tôi đã trình bày ở phần trước.
2.1.2. Dùng hình thức hỏi biểu thị hành động cảm thán dùng từ để hỏi “đâu” hoặc kết hợp từ
“nào đâu”đặt ở đầu câu Ví dụ:
(322a) Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều? [6, 140] (323) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối?
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
[6, 61] (324a) Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
[Nguyễn Bính, Chân quê] Với nội dung trên, nếu là những câu hỏi thuần túy, ta sẽ có những câu sau:
(322b) Tiếng làng xa vãn chợ chiều đâu? (324b) Cái yếm lụa sồi đâu?
Nhưng thực tế rõ ràng hoàn toàn khác nhau. Những hình thức hỏi: Đâu + nòng cốt câu? là những hành động cảm thán.
Hành động cảm thán dạng này có khả năng biểu thị cảm xúc ở mức độ cao, thường là những nỗi buồn, nỗi đau, sự tiếc nuối về điều gì đó tốt đẹp qua rồi, đã mất đi, đã không còn nữa và không thể có lại được nữa.
2.1.3. Dùng hình thức hỏi biểu thị hành động cảm thán dùng từ để hỏi: ư, a, à đặt ở cuối câu. Ví dụ:
(325a) Đàn ông chẳng mấy người biết thương con cái… - Thật thế ư ?
[Nam Cao, Từ ngày mẹ mất] (326a) Có ba trăm lạng mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a!
[7, 39]
Dạng câu hỏi đơn thuần túy tương ứng của những câu trên như sau: (325b) Đàn ông chẳng mấy người biết thương con cái. Thật thế không?
(326b) Đời trước làm quan cũng thế phải không?
“Không” và “phải không” ở cuối câu hỏi là thuần túy đề hỏi, để xác định tính chân thực của thông tin và không mang thêm sắc thái cảm xúc nào từ người hỏi. Vì vậy, những câu hỏi này hoàn toàn mang tính khách quan. Còn trong các ví dụ (325a), (326a) thì lại khác. Ở đây, các thông tin đều đã được xác định tính chân thực của nó: cái chuyện “đàn ông chẳng mấy người biết thương con cái” hay chuyện “đời trước làm quan” có “có ba trăm lạng là xong” là có thật nhưng những cái có thật ấy làm cho người hỏi ngỡ ngàng, không thể tin được. Từ đó, mà bộc lộ cảm xúc buồn đau trước sự thật mà vẫn không thể tin đó là sự thật. Trợ từ (tiểu từ tình thái ) “ư”, “a” đặt cuối câu hỏi chính là dạng thức hỏi nhưng lại biểu thị cảm thán.
Có thể nói, những hình thức hỏi biểu thị cảm thán đều là những câu hỏi có tính hướng nội, nghĩa là cái hình thức cấu trúc bên ngoài, cấu trúc nổi là câu hỏi nhưng thực chất người hỏi không nhằm mục đích hỏi mà là nhằm biểu thị cảm xúc, trạng thái bên trong của mình trước những tình huống thực tế đặc biệt bất thường.