Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động thông báo

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 79 - 80)

- Khi “x” là danh từ kết cấu thể hiện hành động than (than thở / than vãn / than phiền), không hài lòng.

2.4.2. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động thông báo

thông báo

Một hành động thông báo thường là một hành động chứa đựng thông tin mà người nói muốn người nghe biết, nhưng không biểu lộ hoặc biểu lộ ở mức độ thấp trạng thái của người thực hiện hành động, còn hành động thông báo mang hiệu lực ở lời chủ yếu là bày tỏ tình cảm, cảm xúc bên cạnh nội dung thông tin thì nó gián tiếp thực hiện hành động cảm thán.

Ví dụ:

(327) Sp1: Vậy là tôi để lạc mất quyển sách của cha tôi thật rồi anh ạ! Sp2: Chắc là ở đâu đó. Thư thư rồi sẽ tìm ra thôi!

Hành động an ủi trong lời hồi đáp của Sp2 cho thấy hành động thông báo của Sp1 mang đích ở lời là bày tỏ sự buồn chán, tiếc nuối và thất vọng.

Tương tự như trong ví dụ sau:

(328) Sp1: Tớ vừa trúng xổ số, 25 triệu đấy nhé! Sp2: Thật không? Chúc mừng, chúc mừng!

Hành động thông báo mà Sp1 thực hiện trong đoạn đối thoại trên là nhằm mục đích thể hiện sự vui mừng, phấn khởi vì vừa may mắn có được một khoản tiền lớn. Cũng vì nhận ra niềm vui

sướng, hạnh phúc của Sp1 nên lời hồi đáp của Sp2, bên cạnh thái độ ngạc nhiên thể hiện trong câu “thật không?”, là lời chúc mừng.

Như vậy để nhận diện hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành động thông báo ngoài việc căn cứ vào nội dung của phát ngôn thông báo, ta có thể dựa vào nội dung của lời hồi đáp từ người nghe như đã thấy ở các ví dụ trên.

 Mối quan hệ giữa hành động cảm thán và một số hành động ngôn từ có liên quan

Hành động cảm thán là hành động ngôn từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp. Như đã nói chức năng của hành động cảm thán là thể hiện một cách trực tiếp, rõ rệt những tình cảm, cảm xúc khác nhau, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự tình mà phát ngôn trực tiếp đề cập hay ám chỉ. Đây chính là đích tự thân của hành động cảm thán. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng hành động cảm thán có quan hệ rất gần gũi với một số hành động ngôn từ khác, không phải tư cách là hành động gián tiếp của những hành động ấy mà là sự thực hiện đồng thời hai hành động trong cùng một phát ngôn trong đó có cảm thán. Khó có thể phân định được giữa chúng đâu là chủ yếu, đâu là thứ yếu. Đó là mối quan hệ giữa cảm thán với các hành động khen, chê.

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)