Vai trò của ngữ điệu trong chức năng thể hiện hành động cảm thán tiếng Việt

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 70 - 75)

- Khi “x” là danh từ kết cấu thể hiện hành động than (than thở / than vãn / than phiền), không hài lòng.

2.3.2. Vai trò của ngữ điệu trong chức năng thể hiện hành động cảm thán tiếng Việt

Ngữ điệu tiếng Việt, cũng như bất kì ngữ điệu của ngôn ngữ nào, không thể “đơn phương” thực hiện chức năng đánh dấu bất kì mục đích nói nào nếu không có đơn vị giao tiếp là câu. Với hành động cảm thán, ngữ điệu cũng thể hiện vai trò đó thông qua câu cảm thán. Nghĩa là ngữ điệu cảm thán chỉ có thể bộc lộ trên đơn vị đã có những dấu hiệu hình thức về mặt ngôn từ biểu thị ý nghĩa cảm thán. Chúng tôi sẽ xem xét hoạt động của ngữ điệu tiếng Việt ở hành động cảm thán có IFIDs là các từ ngữ cảm thán chuyên biệt và hành động cảm thán có các IFIDs là các từ ngữ cảm thán không chuyên biệt (điển hình là các trợ từ tình thái và các phụ từ chỉ mức độ cao).

2.3.2.1. Ngữ điệu trong hành động cảm thán có IFIDs chuyên biệt

Như đã trình bày ở phần trước các IFIDs của hành động cảm thán dạng này là các thán từ và quán ngữ cảm thán, tiêu biểu là các hành động cảm thán được thể hiện bằng thán từ.

Từ lâu các nhà ngôn ngữ học đã gọi thán từ là một loại từ đặc biệt. Tự nó đã làm nên câu mà không cần bất cứ một từ nào khác đi kèm. Nó vốn đã trọn vẹn về cả nghĩa lẫn ngữ điệu. Cho dù trong văn viết người ta có dùng dấu phẩy để ngăn cách nó với những từ ngữ đi sau, nó vẫn được thể hiên bằng một ngữ điêu trọn vẹn. Hay nói cách khác bản thân thán từ đã mang ngữ điệu trước khi hành chức. Vậy phải chăng ngữ điệu trong những hành động cảm

thán là bất biến ứng và với mỗi thán từ. Chẳng hạn như: á, ối, ái…là luôn luôn được phát âm

lên giọng hay ôi dào, dào ơi… thì ngược lại, xuống giọng. Thực tế thì không phải trong trường hợp nào cũng cố định như vậy. Các nét ngữ điệu tình thái, vẫn tỏ ra có giá trị khi đi với khi đi với trường hợp tưởng như không cần gì đến chúng nữa. Chúng vẫn có thể làm cho các từ- câu thán từ trở nên sinh động hơn trong việc biểu thị cảm xúc, tâm trạng cụ thể của chủ thể phát ngôn.

Xin phân tích một hành động cảm thán được thực hiện bởi phát ngôn có thán từ ở dạng cơ bản để làm ví dụ minh họa: “À!”

“À!” Là câu thốt ra biểu thị thái độ chợt nhận ra hay chợt nhớ ra điều gì. Nhưng có thể qua sự khác biệt về ngữ điệu trong từng ngữ cảnh cụ thể “thái độ chợt nhận ra hay chợt nhớ ra” ấy được thể hiện thành những mức độ khác nhau và có khi còn mang thêm một ý nghĩa khác. Cụ thể như sau:

-Nét ngắn:

Khi gặp nét này trong phát ngôn, thái độ chợt nhận ra hoặc chợt nhớ ra diễn ra trong giây lát rồi thôi đối với người phát ngôn. Ngữ điệu này thường gặp trong tình huống sự tình không thực sự gây khó khăn cho chủ thể phát ngôn khi nhớ ra, nhận ra.

Ví dụ:

(306) Sp1: Cho thêm ít muối khi luộc rau, rau sẽ xanh hơn. Sp2: À! (“Đơn giản nhỉ!”)

- Nét dài:

Nét này được hình thành trong các phát ngôn mà người phát ra nó muốn tỏ thêm một thái độ kèm theo việc nhận ra, nhớ ra là một điều chủ thể phát ngôn không thực sự mong muốn. Ví dụ:

(307) (Sp2 vốn có vị trí cao trong một cơ quan nhưng không muốn giúp đỡ ai bao giờ, bất chợt có Sp1 nhận là cháu họ hàng xa.)

Sp1: Cháu đây mà! Cháu là con của bố Tứ mẹ Thơm đây mà! Sp2: À à! (“có chuyện phải rước rồi đây!”)

- Nét cao:

Nét này vốn là nét của câu trần thuật, biểu thị sự xác nhận (hoặc không xác nhận) hiện thực. Bản chất của hành động cảm thán không phải là trần thuật nêu nét cao “mất chỗ” hành chức hành động ngôn từ này.

Nét cực cao này vốn là nét biểu thị nội dung nghi vấn, tất nhiên, muốn biết tiếp, thách thức. Đối với cảm thán, trong một chừng mực nhất định, vai trò thường thấy của nét cao trong

hành động cảm thán là thái độ vui mừng, ngạc nhiên, sửng sốt, hoảng hốt

Với phát ngôn “À!” bằng nét cực cao này người nói muốn tỏ thái độ vui mừng vì sự tình được đề cập đã gây ra không ít khó khăn trong việc liên tưởng hồi cố mới có thể nhận ra, nhớ ra.

Ví dụ:

(308) Sp1: Bữa đó, em để tập ảnh trong cái sơ-mi màu đỏ, em thấy chị để cái sơ-mi trong cái túi vải mà chị không dùng nữa ấy.

Sp2: (á)À! (“có thế mà chị tìm mãi không ra”)

- Nét thấp:

Nét này có thể được thực hiện để biểu thị nội dung “tạm chấp nhận”, “chờ nghe tiếp”. Bối cảnh cụ thể hóa nét này trong phát ngôn. “À!” có thể là người nói phát tín hiệu cho người đối thoại với mình là “tôi vẫn đang nghe, cứ nói tiếp đi”

Ví dụ:

(309) Sp1: (…) rồi tên trộm lấy hết vàng bạc để trong két sắt, sau đó… Sp2: À! (“rồi sau đó thế nào?”).

- Nét đay:

Thông thường nét này thường biểu thị nội dung mỉa mai, phủ định. Chủ thể phát ngôn của “À!” thể hiện thái độ “chợt nhận ra, chợt nhớ ra” một cách “giả tạo”.

Ví dụ:

(310) Sp1: Chẳng phải cô là phu nhân của chủ tịch sao? Sp2: À! (“Ra tôi danh giá thế cơ đấy!”)

Rõ ràng nét đay ở đay cho thấy chủ thể của phát ngôn cảm thán “À!” không hề mong muốn mang cái danh “phu nhân của chủ tịch”, ngược lại còn tỏ thái độ mỉa mai, chua chát khi người đối thoại nhắc đến.

Tóm lại hành động cảm thán được thể hiện bằng thán từ mặc dù là loại hành động ngôn từ đặc biệt, chuyên dùng để biểu thị tình thái vẫn luôn được ngữ điệu “tiếp sức” để đa dạng hoá màu sắc tình thái của mình. Trong sáu nét ngữ điệu tình thái đã có tới 5 nét tham gia vào quá trình đó.

2.3.2.2. Ngữ điệu trong hành động cảm thán có từ cảm thán không chuyên biệt (trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao)

Các trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao xuất hiện trong câu biểu thị hành động cảm thán vốn đã mang ý nghĩa tình thái. Cho nên, rõ ràng vai trò của ngữ điệu tình thái trong

trường hợp này phần nào không được rõ nét. Có điều, vị trí “tô màu tình thái” không phải là chính các tác tử tình thái, chúng đã có “màu” ổn định nên âm tiết mang ngữ điệu cấu tạo là chỗ để ngữ điệu tình thái hoạt động.

Ngữ điệu có một chức năng quan trọng là chức năng tạo lập câu. Như trong Khái luận ngôn ngữ học (Tổ ngôn ngữ đại hoc tổng hợp, 1961, tr.126 dẫn theo [41, tr.65]) nhấn mạnh chức năng ngữ pháp của ngữ điệu là “…người ta có thể phân biệt được ranh giới của câu

thậm chí có khi có thể phân biệt được thành phần của câu, và đặc biệt là phân biệt loại hình của câu (theo ý nghĩa) như câu tường thuật, câu hỏi…” . Ngữ điệu tham gia vào quá trình này được gọi là ngữ điệu cấu tạo.

Trở lại hành động cảm thán được thực hiện bằng các câu cảm thán sử dụng các trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao, như đã nói ở trên, tham gia biểu thị ý nghĩa cảm thán trong dạng câu này là ngữ điệu cấu tạo. Nghĩa là ngữ điệu chỉ thể hiện ở nòng cốt câu, và kiểu câu cụ thể ở đây là câu vị từ tính ngữ (vị ngữ trạng thái).

Biểu đồ biểu diễn hoạt động của ngữ điệu trong kiểu câu này như sau:

Cách đọc biểu đồ như sau:

- Hai đường kẻ song song biểu thị mức điệu. Đường trên biểu thị mức điệu cao nhất, đường dưới biểu thị mức điệu thấp nhất. Đây là những mức điệu trong tương quan giữa các âm tiết trong câu chứ không phải là mức độ cụ thể tính theo đơn vị tần số.

- Đường chấm chạy giữa 2 đường kẻ mức điệu biểu thị ngưỡng phân biệt. Các hình tiết phi ngữ điệu tính với năng lượng âm thanh cố hữu được bảo toàn sẽ được biểu diễn trong đường này. Các hình tiết ngữ điệu tính với các năng lượng âm thanh bị biến đổi sẽ được biểu diễn ở bên trên (nếu vượt ngưỡng) hoặc bên dưới (nếu hạ ngưỡng) đường này.

Cô ta thông minh quá.

lắm. thật. thế.

- Trường độ hình tiết được biểu diễn bằng các nét kẻ . Trường độ cố hữu được biểu thị bằng một nét có đơn vị chiều dài nhất định. Trường độ ngắn được biểu thị bằng nét kẻ ngắn hơn nét cố hữu. Trường độ dài được biểu thị bằng một nét kẻ dài hơn nét cố hữu. Lưu ý là các nét này đều được kẻ bằng chứ không lên xuống như cách trình bày truyền thống. Nét kẻ bằng ở đây không có ý nghĩa là âm điệu bằng. Nó chỉ có ý nghĩa về trường độ. Trong các nét kẻ này, để có thể hiểu thêm, mặc nhiên đã có các thông tin về đường nét, âm vực…cố hữu của thanh điệu.

- Cường độ của hình tiết được biểu thị bằng độ to nhỏ khác nhau của nét kẻ, hình tiết nào cố hữu (kể cả mang trọng âm từ) thì nét kẻ là 1 pt (đơn vị vẽ độ to nhỏ của nét) hình tiết nào mang ngữ điệu (Mạnh) ứng với nét kẻ 1P

½

P

pt và hình tiết nào mang ngữ điệu “thăng cấp” (Cực mạnh) sẽ có nét vẽ 2 P

¼

P

pt

Sự ngắt quãng về nhịp điệu được biểu thị bằng 3 dấu chấm nằm dưới ngưỡng.

Cô ta thông minh

Ngắn Cố hữu Dài

Cực cao Cao Cố hữu Thấp

Mạnh Cố hữu Cực mạnh

Ngắt (quãng) Liền (mạch)

Lưu ý là khi lược đồ hóa ngữ điệu, theo dạng mô hình này các dấu câu không được dùng đến. Hơn nữa ngữ điệu luôn là cái có trước còn các dấu câu chỉ là để cố định hóa nó mà thôi.

Từ đó ta có thể thấy ngữ điệu cấu tạo của câu “Cô ta thông minh (quá)!” như sau: Cao độ: Cố hữu, Trường độ: Dài, Cường độ: Cố hữu, Nhịp độ: Liền mạch.

Như vậy, ngữ điệu thể hiện trong hành động cảm thán được thực hiện bằng những câu có trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao là ngữ điệu cấu tạo, “màu” tình thái của câu chủ yếu rơi vào các trợ từ và phụ từ tạo sắc thái cảm thán.

Ngữ điệu trực tiếp tham gia thể hiện hành động cảm thán trong tiếng Việt. Song, không như trong các hành động ngôn từ phổ biến khác (trần thuật, hỏi, cầu khiến), vai trò của ngữ điệu trong hành động cảm thán không đậm nét bằng. Tuy nhiên, trong nhiều ngữ cảnh nếu thiếu ngữ điệu, người nói khó lòng có thể bộc lộ được hết cảm xúc, tâm trạng của mình, như một số ví dụ đã được phân tích trên đây.

Một phần của tài liệu hành động cảm thán trong tiếng việt (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)