Đối với Chính Phủ:

Một phần của tài liệu ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

II, một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp trên:

1. Đối với Chính Phủ:

1.1 Chính phủ nên tạo một môi trờng kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu t nớc ngoài:

• Tạo điều kiện môi trờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu t nớc ngoài, đặc biệt là đầu t trực tiếp. Vấn đề nổi cộm gây nhiều vớng mắc cho các nhà đầu t n- ớc ngoài là thủ tục hành chính có liên quan đến việc cấp giấy phép và triển khai thực hiện còn nhiều phiền hà phức tạp. Một số văn bản pháp qui về thủ tục cấp giấy phép, sử dụng đất, tín dụng, thuế ... còn thiếu nhất quán, cha rõ ràng, ổn định.

Vào ngày 15/31999, trong buổi gặp gỡ các doanh nghiệp nớc ngoài tại Hà Nội, Phó thủ tớng Nguyễn Mạnh Cầm đã công bố việc xoá bỏ chế độ hai giá, đồng thời cắt giảm giá điện, giá thuê đất, chi phí cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp nớc ngoài. Đây có thể đợc coi là các bớc hết sức cần thiết để làm sống dậy nguồn vốn đầu t nớc ngoài trực tiếp vào Việt Nam. Trong quý I năm 1999 cả nớc chỉ có 57 dự án đợc cấp giấy phép, với số vốn đầu t là 358 triệu USD, bằng 32% cùng kỳ năm trớc, vốn đầu t thực hiện chỉ đạt 250 triệu USD, giảm 64% so với cùng kỳ năm 1998..

• Nâng cấp, cải tiến cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực : giao thông, y tế, thông tin liên lạc, vui chơi giải trí ...

• Cần rà soát lại cơ cấu thu hút vốn đầu t. Việc cấp giấy phép đầu t nớc ngoài phải chú trọng chiến lợc kinh tế hớng về xuất khẩu ; cân nhắc kĩ càng việc cấp giấy phép đầu t vào khu vực bất động sản.

• Nghiên cứu mở rộng thêm các hình thức đầu t.

• Có chính sách khuyến khích hợp lí ( u đaĩ về thuế suất, thời gian miễn thuế, bảo đảm cân đối ngoại tệ ... ) đối với các dự án đầu t ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn phù hợp với chủ trơng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá ; giải quyết việc làm , xoá đói giảm nghèo...

• Đ ẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.

1.2 Quản lý có hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn nớc ngoài:

Việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ cho nền kinh tế đất nớc góp phần ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng đầu năm 1999 ở nớc ta gặp rất nhiều khó khăn, song việc quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nớc ngoài còn khó khăn hơn nhiều. Nếu chúng ta sử dụng nguồn vốn này không đúng mục đích, sử dụng sai, không có hiệu quả thì sẽ gây ra tình trạng lãng phí, nợ nớc ngoài sẽ thêm chồng chất và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế. Nền kinh tế không những không tăng trởng mà còn thụt lùi và có khả năng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Do vậy, vấn đề quản lý nguồn vốn nớc ngoài phải đợc Chính Phủ và các cơ quan có liên quan quan tâm hàng đầu vì sự ổn định và tăng trởng của nền kinh tế.

1.3 Quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, kiên quyết ngăn chặn tình trạng buôn lậu đang có xu hớng gia tăng:

Đối với hoạt động xuất khẩu:

• Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thơng mại đối với những thị trờng lớn nh Nhật Bản, Mỹ, các nớc trong khối ASEAN, các nớc EU ... Có đối sách thơng mại đúng đắn, khắc phục những yếu điểm, phát huy những lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng hoá nớc ngoài.

• Tổ chức tốt công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trờng các nớc để cải tiến các mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với từng thị trờng cụ thể.

• Nâng cao chất lợng các mặt hàng xuất khẩu. Giờ đây rất nhiều các nhà nhập khẩu nớc ngoài yêu cầu các công ty xuất khẩu của Việt Nam phải tiêu chuẩn ISO 9000, hoặc ISO 9002, do vậy việc cải tiến công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất là một vấn đề mang tính sống còn đối các doanh nghiệp xuất khẩu. Song vấn đề này cha thực sự đợc các doanh nghiệp ở nớc ta coi trọng vì thế chúng ta thua thiệt rất nhiều trên thị trờng quốc tế. Không kể có lúc chúng ta phải đổ hàng đi vì hàng đã h hỏng do không đợc bảo quản tốt. Do đó, chất lợng sản phẩm phải đợc coi là tiêu chuẩn hàng đầu. Đồng thời, coi trọng cải tiến vấn đề tiếp thị, dịch vụ chăm sóc khách hàng...

• Cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trờng thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm nay chủ yếu vẫn là sản phẩm nông thuỷ sản dới dạng thô hay sơ chế để tạo nguồn nguyên liệu cho các nớc khác. Các nớc sẽ dùng nguyên liệu nhập từ Việt Nam để chế biến ra các mặt hàng cao cấp xuất rồi lại xuất sang Việt Nam với giá rất cao. Đây quả là một sự thua thiệt. Bởi vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian tới sẽ phải cải tiến theo hớng tăng các mặt hàng chế biến tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô. Do đó, chúng ta cần phải coi trọng việc phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng hợp tác và liên doanh với nớc ngoài để nâng cao năng lực ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.

• Nhà nớc phải có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô nh miễn thuế, lãi suất cho vay u đãI đối với các mặt hàng xuất khẩu, có chính sách thu mua hợp lí đối với các mặt hàng xuất khẩu chiến lợc ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu có điều kiện giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trờng thế giới.

• Các thủ tục về xuất khẩu cũng là vấn đề cần đợc xem xét một cách nghiêm túc. Mặc dù nhà nớc đã có chủ trơng đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu, song trên thực tế vấn đề này cũng vẫn gây phiền nhiễu cho các nhà xuất khẩu. Thực tế đó không chỉ gây chậm trễ, mất thời gian, có khi lỡ cả cơ hội kinh doanh mà còn

làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu n- ớc ta.

• Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp, đảm bảo có lợi cho nhà xuất khẩu.

Đối với hoạt động nhập khẩu:

Có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nớc thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nớc đã sản xuất đợc. Có chính sách nhập khẩu hợp lí các mặt hàng thiết yếu, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ nhập hàng nớc ngoài.

Có biện pháp kiên quyết ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới. Cần bổ sung vào Bộ luật hình sự xử lý hết sức nghiêm minh việc nhập lậu hàng hóa dới mọi hình thức. Kiểm soát chặt chẽ thị trờng nhập khẩu cả hai đầu mối : Nhập khẩu lậu qua biên giới và kiểm soát nghiêm ngặt cả ngời tiêu thụ hàng ngoại nhập trái phép. Tiếp tục triển khai công tác dán tem các mặt hàng nhập khẩu. Đồng thời kể từ ngày 1/6/1999 các cơ quan có chức năng sẽ tiến hành tịch thu các hàng hoá nhập khẩu bán trên thị trờng mà không dán tem theo quy định đồng thời tiến hành sử lý hành chính, nếu vi phạm nghiêm trọng với số lợng lớn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó cơ quan thuế sẽ truy thu, phạt một lần thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp tất cả những hàng nhập khẩu không có hoá đơn hợp pháp.

Đối với tình trạng buôn lậu:

Các số liệu thống kê trong năm qua đã cho thấy một lợng ngoại tệ rất lớn chảy ra nớc ngoài qua con đờng buôn lậu các mặt hàng nh: thuốc lá ngoại, rợu ngoại, các đồ điện tử gia dụng nh tivi, cát xét, đầu máy video... Hoạt động buôn lậu gia tăng không những làm khốn đốn các doanh nghiệp sản xuất chân chính trong nớc mà còn dẫn tới tình trạng nhu cầu ngoại tệ bất hợp pháp lớn, từ đó sẽ tạo nên sức ép làm biến động tỷ giá hối đoái, làm xáo động các quan hệ kinh tế quốc tế. Vụ án buôn lậu thế kỷ Tân Trờng Sanh vừa qua đợc coi là bài học hết sức quý giá trong công tác phòng chống buôn lậu, 2 mức án tử hình dành cho trùm buôn lậu Trần Đàm và trùm chống buôn lậu thoái hoá Phùng Long Thất là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả những kẻ đang có ý đồ phá hoại nền kinh tế đất nớc. Qua vụ án trên, thiết nghĩ Chính Phủ cần có chỉ thị cho Bộ quốc phòng, Bộ công an, Tổng cục hải quan và Tổng cục thuế phối hợp chặt chẽ ngăn chặn tận gốc các hoạt động buôn lậu góp phần ổn định thị trờng hàng hoá trong nớc, ổn định tỷ giá hối đoái tạo đà cho sự tăng trởng và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w