IV. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong một số năm gần đây.
2. Tình hình thực hiện kế hoạch năm
Bảng 4. Tình hình sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam trong năm 2000
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh %
1 2 2/1
1. Giá trị tổng sản lợng Tr.Đ 376190 400780 106.54%
2. Sản phẩm nông nghiệp
a. Chè búp tơi tự sản xuất Tấn 42000 42740 101.76%
b. Diện tích chè tổng số Ha 5778.56 5772 99.89%
c. Năng suất chè Tấn/ha 7.68 7.88 102.60%
3. Sản phẩm công nghiệp
a. Chè tổng số Tấn 21000 22157 105.51%
b. Sản phẩm cơ khí Sp 350 423 120.86%
4. Nguyên liệu thu mua
- Chè búp tơi Tấn 40000 41876 104.69%
- Chè búp khô Tấn 4600 2984 64.87%
5. Doanh thu tổng số Tr.Đ 897431 916562 102.13%
6. Lợi nhuận Tr.Đ 20000 23731 118.66%
Tổng công ty chè Việt nam đã quán triệt tinh thần: “ Chất lợng là trên hết”, “Chất lợng là sự sống còn của nghành chè”, đến tất cả mọi thành viên trong hiệp hội chè Việt Nam và trong toàn tổng công ty. Từ khâu xây dựnh kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện, các đơn vị đã chú trọng đến nguyên liệu, việc thu hái chè tơi tự sản xuất có chất lợng cao đợc hớng dẫn đến từng hộ gia đình. tổng công ty đã chỉ đạo đến từng đơn vị kiên quyết không thu mua các loại chè kém chất lợng, hạn chế các đơn vị mua chè đen sơ chế của các xởng chế biến thiết bị không đồng bộ và không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm. Mặt khác tổng công ty đã tìm mọi biện pháp tiết kiệm các chi phí trong quản lý và xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho các đơn vị giữ giá thu mua chè không giảm so
với năm 1999 mặc dù giá xuát khẩu giảm xuống 4%. Bên cạnh đó ngay từ đầu năm Tổng công ty đã quy định giá thu mua chè tơi không thấp hơn 1950 đồng/kg tạo điều kiện cho những ngời trồng chè yên tâm sản xuất tích cực, tự giác đầu t cho vờn chè của mình.
Tình hình các mặt hoạt động của Tổng công ty trong năm 2000 nh sau:
2.1. Về sản xuất nông nghiệp
Nhận thức đợc tầm quan trọng của nguyên liệu chè búp tơi đối với kết quả sản xuất kinh doanh của nghành chè, Tổng công ty luôn tập trung chỉ đạo điều hành khâu sản xuất nông nghiệp. Ngay từ cuối vụ chè năm 1999 tất cả các vờn chè đã đợc đầu t chăm sóc qua đúng đến yêu cầu kỹ thuật. Khâu đốn chè đã đợc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Một số đơn vị đã triển khai áp dụng kỹ thuật canh tác mới và đã cho kết quả tốt nh : Đào rãnh thoát nớc nhằm chống úng cho vờn chè trong mùa ma và chánh sói mòn cho đất, bón vôi cải tạo đất và xác định NPK thích hợp.
Về giống chè: Thông qua các chơng trình hợp tác, liên doanh với nớc ngoài, hiện nay tổng công ty đã thu thập đợc hơn 30 giống chè nhập ngoại mà không phải bỏ vốn nhập khẩu, qua thực tế kiểm nghiệm đã có 7 giống chè nhập từ ấn Độ, Đài loan, Trung quốc và Nhật bản có khả năng sinh trởng tốt trong điều kiện của nớc ta và có thể nhân ra diện rộng.
Trong năm 2000, thực hiện chơng trình 2 triệu hom giống chè, Tổng công ty đã nhập khẩu đợc 1400000 cây chè giống gồm 9 loại đợc nhập từ Trung quốc và tiếp tục nhập thêm 600000 cây gồm 3 giống của Srilanka, Indonesia, nh vậy chơng trình này sẽ hoàn tất trong năm 2000. riêng chơng trình giống chè Nhật bản nhập cho 120 ha ở Mộc Châu, Sông Cầu đã thực hiện nhập đợc 155000 cành(11 loại giống) để ngắt ơm 620000 hom giống.
Tổng công ty đã thí điểm hái máy vào 2 công ty Mộc Châu và Sông Cầu và việc hái chè bằng máy bớc đầu đã thu đợc kết quả tốt: Chè phát triển tốt mặt tán đều đẹp. Tuy nhiên do yêu cầu về chất lợng sản phẩm chè nên các nhà máy chế biến theo công nghệ OTD vẫn phải hái bằng tay là chủ yếu.
Kết quả toàn Tổng công ty đã sản xuất đợc 42000 tấn chè búp tơi, năng suất bình quân đạt 7,68 tấn/ ha. Trồng mới thêm đợc 172 ha chè trên đất do công ty trực tiếp quản lý.
2.2. Về công nghệ chế biến
Trong nền kinh tế thị trờng thì chất lợng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Điều đó lại đợc thể hiện đặc biệt rõ nét khi tình hình giá cả thị trờng giảm sút. Năm 1999 và năm 2000 vấn đề chất lợng sản phẩm đợc đặt ra hàng đầu cho doanh nghiệp chè. Ngay từ đầu năm Tổng công ty đã thông báo cho mọi đơn vị thành viên đặt chỉ tiêu sản xuất sản phẩm chè cấp cao
không dới 70%. Do vậy, các đơn vị đã tiến hành đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ mặt hàng chè cấp cao. Phần lớn máy móc thiết bị chế biến ngay từ đầu năm đã đợc cải tiến để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lợng sản phẩm. Tại tất cả các đơn vị thành viên, công nhân chế biến đã đợc hớng dẫn lại quy trình đẻ nâng cao chất lợng chè thành phẩm. Những nhà máy mới đợc đa vào sản xuất, công nhân cha có kinh nghiệm, thì Tổng công ty đã cử các chuyên gia đến h- ớng dẫn cụ thể, giúp đơn vị tìm các giải pháp tối u trong mọi công đoạn chế biến. Trong khâu thu mua nguyên liệu để chế biến, các đơn vị đã chú ý đến tình hình thuốc sâu trên lá chè, kiên quyết không mua chè tơi bị nghi là có thuốc cấm nhằm giảm thiểu d lợng thuốc sâu trong sản phẩm.
Nhờ áp dụng những đổi mới trong sản xuất nh thay thế đốt bằng than cám sang đốt bằng than cục để không những vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí đốt lò mà còn giảm đợc 30% chi phí cho than. Tổng công ty đã chỉ đạo cho công ty cơ khí chè chế tạo thành công: Hệ thống motoray cho khâu héo và tiếp liệu máy vò, hệ thống hút tạp chất sắt và hệ thống gạt phẳng chè trong máy sấy theo các thiết bị tiên tiến của ấn Độ… Nhờ những cải tiến trên đã làm tăng năng suất lao động, tránh hiện tợng chè bị lạc cánh, không bị khê khét, loại trừ tạp chất… Những thành công này góp phần nâng cao chất lợng sản phẩm.
Kết quả Tổng công ty sản xuất đợc 22.500 tấn chè thành phẩm (tăng 17,92% so với năm 1999). Đặc biệt là chất lợng chè xuất khẩu của Tổng công ty đã đợc nâng lên rõ rệt. Chè nội tiêu năm 2000 tuy chỉ tăng 2,4% về số lợng nhng chất lợng và chủng loại chè đợc cải thiện rất nhiều, đã đa ra thêm 12 mặt hàng mới chất lợng cao, đặc biệt là sản xuất thêm 5 mặt hàng chè hoà tan là Gừng, Chanh, Dâu, Táo, Cam, dự kiến tiêu thụ khoảng 2000 kg trong cuối năm.
2.3. Về công tác thị trờng.
Thị trờng xuất khẩu: Năm 2000 Tổng công ty xuất khẩu 24000 tấn chè tăng 11,45% so với 1999 và một số nông sản khác, đạt kim nghạch 32 triệu USD. Mặc dù năm 2000 vẫn là năm khó khăn đối với nghành chè thế giới, giá chè thế giới vẫn ở mức thấp và có xu hớng tiếp tục giảm, nhng nhờ các biện pháp nâng cao chất lợng và làm tốt công tác tiếp thị nên giá chè xuất khẩu của Tổng công ty chỉ giảm 4% so với năm 1999. Đây là một thành tích đáng kể của công tác thị trờng. Đối với các thị trờng khác nh: Nga, các nớc Đông Âu, Trung Cận Đông, Pakistan, mặc dù tình hình thị trờng chung của thế giới khó khăn nh vậy nhng Tổng công ty vẫn duy trì và giữ vững đợc thị phần của mình mặc dù giá có giảm sút. Chủ trơng của Tổng công ty là vẫn giữ vững uy tín với các bạn hàng đã có và mở thêm các bạn hàng mới- đây là một vấn đề cấp thiết và rất khó khăn trong tình hình thị trờng hiện nay- nhng Tổng công ty đã phối hợp nhiều biện pháp kể cả việc phát triển các mối quan hệ thông qua các chơng trình hợp tác liên doanh. Thông qua các chơng trình hợp tác này mà các bạn hàng ở Đài loan, Nhật bản, Trung cận đông và Châu Âu vẫn đợc duy trì và củng cố. Đầu năm 2000 các thị trờng Nhật bản, Đài loan, dần dần đợc khôi phục sau
khủng hoảng kinh tế. Sản lợng chè xuất khẩu tăng lên, nhng các thị trờng này cần các loại chè có những đặc trng riêng nên về lâu dài chúng ta phải giải quyết bằng cách thay thế giống chè mới có chất lợng phù hợp với thị hiếu của các thị trờng này. Để khôi phục nhanh và chiếm lĩnh lại thị phần của chè Việt Nam tại SNG, Đông Âu, Tổng công ty và hiệp hội chè Việt nam đã cử nhiều đoàn đi khảo sát và tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu chè, luật lệ… tại các nớc trong khu vực này, Tổng công ty đã lập dự án thành lập công ty 100% vốn Việt Nam tại Liên bang Nga nhằm làm cơ sở vững chắc cho việc mở rộng thị trờng tại Nga và các nớc trong khối SNG và đang hoàn thiện các hồ sơ để trình Bộ và Chính phủ phê duyệt.
Năm 2000 đã có trên 40 nớc nhập khẩu chè của Việt Nam, dự kiến cả n- ớc xuất khẩu khoảng 45000 tấn chè các loại, kim nghạch xuất khẩu đạt 56 triệu USD.
Thị trờng trong nớc, Tổng công ty đang tiếp tục mở rộng ra một số mặt hàng mới có chất lợng cao nh chè hoà tan, Chè túi nhúng các loại và một số mặt hàng khác. Tổng công ty cũng đang tiến hành các chơng trình quảng cáo khuyến mãi tung ra thị trờng nội tiêu thêm12 mặt hàng mới có chất lợng đặc biệt cao, trong đó có 5 loại chè hoà tan, dự kiến trong năm 2001 sẽ tiến hành cạnh tranh với chè Lipton, Dilmah tại thị trờng các thành phố lớn ở nớc ta.
2.4. Về hợp tác quốc tế
Chủ trơng của Tổng công ty là mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại để tạo ra thị trờng tiêu thụ lâu dài và bền vững, tiếp thu kỹ thuật và phơng pháp quản lý tiên tiến, tranh thủ vốn đầu t của nớc ngoài vào nghành chè.
Công ty liên doanh chè Phú Đa với Iraq có mục tiêu trồng mới 1000 ha chè, thâm canh 1000 ha, khôi phục ba nhà máy hiện có và xây dựng thêm một nhà máy mới để sản xuất và xuất khẩu 7000 tấn chè sang Iraq đã đi vào hoạt động chính thức đầu năm 2000. Với liên doanh này chúng ta đã tiến thêm một bớc quan trọng nhằm phát triển và giữ vững thị trờng Iraq cho chè Việt Nam.
Công ty chè liên doanh Phú Bền sau 5 năm hoạt động đã có những đóng góp đáng kể về tăng nguồn vốn đầu t, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngời lao động đặc biệt là xác lập đợc các thị trờng ổn định và lâu dài cho nghành chè Việt Nam nhờ chất lợng ngày càng đợc nâng lên.
Các dự án liên kết với Đài loan và Nhật bản vẫn đang đợc thực hiện. Sau một thời gian ngắn khủng hoảng việc tiêu thụ sản phẩm của các dự án này đã đ- ợc phục hồi trở lại và có chuyển biến tốt về mở rộng thị trờng.
Kết quả năm 2000 các đơn vị liên doanh sản xuất đợc 6570 tấn chè xuất khẩu, thâm canh 1767 ha, trồng mới 100 ha chè, dự kiến lãi trên 62000 USD.
2.5. Về công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý.
Về thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp: Thực hiện các chỉ thị và nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Bộ, Tông công ty đã nhanh chóng thực
hiện cổ phần hóa xong 6 công ty, cử cán bộ tham gia vào HĐQT các công ty này để quản lý phần vốn của Tổng công ty và giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nớc. Các công ty này bớc đầu hoạt động theo hình thức mới và đạt đợc những kết quả khả quan, đã khắc phục đợc sự trì trệ trong công tác tổ chức và sự ỷ lại trong sản xuất và quản lý. Hầu hết các cán bộ công nhân viên trong các công ty cổ phần đều phấn khởi và ý thức đợc trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình đối với hoạt động của công ty.
Đã tổ chức tốt việc đánh giá, bàn giao tài sản, sắp xếp và bố trí lại đội ngũ cán bộ của các công ty Phú Sơn, Thanh niên, Tân phú và bộ phận quản lý nông nghiệp của Phú thọ, Hạ hòa khi các đơn vị này tham gia vào hai công ty liên doanh với nớc ngoài.
Tổng công ty đã và đang củng cố lại các đơn vị yếu đồng thời xây dựng thêm các xí nghiệp chế biến chè và nguyên liệu thành phẩm tại Cổ Loa( gắn với vùng nguyên liệu chè Bắc Sơn) để tạo ra một số mặt hàng mới có chất lợng đặc biệt cao nhằm kết hợp với công ty chè Hà Nội, công ty cổ phần chè Kim Anh mở rộng thị trờng nội tiêu. Tổng công ty đã có đề án trình Bộ về hình thức tổ chức và hoạt động của Tổng công ty sau khi cổ phần hoá các công ty thành viên.
Tổng công ty đang tiếp tục củng cố tổ chức lại một số đơn vị yếu kém, tiến hành tinh giản và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên ở các đơn vị thành viên. Các lãnh đạo doanh nghiệp đã đợc học tập các chơng trình quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật mới thông qua các khoá đào tạo, tham quan thực tập trong và ngoài nớc.
2.6. Về xây dựng cơ bản
Trong năm 2000, Tổng công ty chè Việt Nam đợc Bộ phê duyệt chơng trình nhập khẩu 2 triệu hom giống với số vốn đầu t 6,460 tỷ đồng đến nay cơ bản đã nhập xong. Việc nhập và trồng mới giống gốc nhập từ Nhật Bản để triển khai trồng 120 ha chè tại Mộc Châu và Sông Cầu cũng đã hoàn thành và toàn bộ số chè giống này đang đợc ơm để nhân giống ở Mộc Châu.
Năm 2000, bằng vốn tự có và vốn tín dụng các đơn vị trong Tổng công ty đã trồng mới xong 172 ha chè và chăm sóc 138 ha chè KTCB. Tập trung hoàn chỉnh xởng chế biến chè và nông sản thực phẩm Cổ Loa, nhà máy chè Sài Gòn, chè Hà Nội. Tổng công ty cũng đợc thông báo vốn cho hai công trình dùng vốn ngân sách là công trình trung tâm phục hồi chức năng Đồ Sơn và công trình Viện nghiên cứu chè với tổng vốn là 1,2 tỷ đồng.
Tổng công ty đã tập trung vốn khấu hao cơ bản thuộc nguồn ngân sách và vốn tự có để nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện các máy móc thiết bị và nhà x- ởng nhằm nâng cao chất lợng và hiệu quả của chế biến công nghiệp.
Về dây chuyền thiết bị Hàm Yên chấp hành chủ trơng của Bộ, Tổng công ty đã tiếp nhận xong toàn bộ dây chuyền này và đã đa vào vùng chè 20-4 (Hà
Tĩnh) cùng với cục chế biến NLS và NNNT đánh giá lại chất lợng thiết bị báo cáo với Bộ phê duyệt tổng giá trị dây chuyền làm cơ sở lập dự án đầu t.
2.7. Về công tác tài chính
Đầu năm, Tổng công ty đã ứng trớc vốn phục vụ cho sản xuất của các đơn vị mà không thu lãi. Sau 5 năm đi vào hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nớc, tình hình tài chính của hầu hết các đơn vị đều khả quan hơn trớc. Tổng công ty đã giành ra 30 tỷ để giải quyết các tồn đọng do thời kỳ bao cấp để lại, nhằm làm lành mạnh khâu tài chính của các đơn vị. Tổng công ty đã tiếp tục giải quyết tồn đọng về tài chính của 5 đơn vị đã đa vào liên doanh với các đơn vị khác.
Tổng công ty đã quan tâm đến việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân của ngời lao động đạt 550.000 đồng/ngời/tháng tăng 11,1% so với năm 1999.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001