Giải pháp về hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè.

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam (Trang 67 - 70)

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.

4. Giải pháp về hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè.

4.1. Lý luận và thực tiễn của giải pháp.

Hiện trạng, trong số 174 cơ sở chế biến công nghiệp của cả nớc, Tổng công ty chè quản lí 65 cơ sở với tổng công xuất 1.690 tấn tơi/ngày.

Công nghệ chế biến chè xuất khẩu theo công nghệ OTHODOX và CTC. Ngoài một số dây truyền hiện đại mới nhập đồng bộ của ấn Độ là đang hoạt động tốt còn lại phần lớn các dây truyền thiết bị khác đã cũ và lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ, tuy vẫn đang còn hoạt động nhng đã bộc lộ nhiều nhợc điểm ở các khâu: lên men, sấy, hút bụi phòng sàng…nên ảnh hởng xấu đến chất lợng sản phẩm.

Chế biến chè xanh chủ yếu theo phơng pháp cổ truyền và một phần theo công nghệ Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Các máy móc thíêt bị vừa và nhỏ hoạt động bình thờng, nhng nhìn chung chất lợng sản phẩm sản xuất ra không cao.

Do đó việc hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè là một tất yếu khách quan, một nhu cầu bức thiết của công nghiệp thực phẩm nói chung và của nghành chè nói riêng trên con đờng hoà nhập với thị trờng thế giới và nâng cao sức cạnh tranh.

Vài năm gần đây, nhất là trong các năm 2000-2001 nhiều loại sản phảm mới từ mọi miền đất nớc đã liên tiếp xuất hiện, đặc biệt là các sản phẩm chất l-

ợng cao nh: Shan Trúc Thanh, các loại chè nhài của công ty Cát Thịnh, chè Mĩ Lâm, sông Lô, Rồng Vàng, một số loại chè Mộc Châu mới, chè Cổ Loa, Bắc Sơn. Đặc biệt là các loại chè nhúng hơng hoa quả của Tổng công ty chè Việt Nam khá đa dạng nh: Dâu, Ngâu, Sói, Đào, Soài… Trong tổng sản phẩm xuất khẩu năm 2001 với 29.770,659 tấn, phần lớn đã qua xử lý công nghiệp chế biến với các loại hình khác nhau, trong đó có nhiều loại công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay.

Chiến lợc phát triển chè ở Việt Nam đến những năm 2010 đã chỉ rõ những đờng nét căn bản của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghiệp chế biến trong ngành chè. Nếu làm một phép so sánh, thì đến đầu năm 1999 cả nớc có 75 cơ sở chế biến (Tổng công ty quản lý 28 cơ sở) với tổng công suất 1191 tấn búp tơi (chiếm 60% tổng sản lợng búp tơi), thì đến năm 2001 cả nớc có 174 cơ sở chế biến có công suất 5 tấn/ngày, tổmg công suất 1690 tấn búp tơi/ngày (chiếm 75% tổng sản lợng búp tơi). Nh vậy trung bình mỗi năm, cả nớc đã tăng đợc hơn 160 tấn/ngày, tơng đơng với khoảng 5.000 tấn nguyên liệu.

4.2. Nội dung của giải pháp.

Vấn đề đặt ra là hiện đại hoá thiết bị nh thế nào?

Giải pháp chung về đầu t thiết bị cần thiết là: Bổ xung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá bộ phận ép của máy vò, thay đổi động cơ làm giảm vòng quay của máy vò, hiện đại hoá phòng lên men, trang bị hệ thống lên men liên tục và làm mát lá chè theo kiểu Nhật, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sơng. Mặt khác, hiện đại hoá khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh công nghiệp, thay lò nhiệt đốt than băng đốt dầu để tăng chất lợng chè. Xây dựng kho bảo quản chè bán thành phẩm để đảm bảo không tăng độ ẩm.

Kế hoạch 10 năm (1999-2010) là xây dựng thêm 180 nhà máy, công suất 12 tấn/ngày, thiết bị tiêu chuẩn, trong đó 137 nhà máy đảm bảo chế biến 34.000 ha trồng mới và 43 nhà máy đảm bảo chế biến số sản phẩm tăng lên từ các diện tích cũ.

Đối với vùng sâu vùng xa, mô hình xởng chế biến công suất 2-6 tấn/ ngày, thiết bị hiện đại ( nh xởng chè Bắc Sơn thiết bị Đài Loan công suất 4 tấn/ngày) là thích hợp.

ở những địa bàn quá phúc tạp, nên trang bị các máy sao, vò cỡ nhỏ 50- 200 kg/ngày để phục vụ nội tiêu và cung cấp cho các nhà máy đấu trộn, tinh chế…

Về xử lý những xởng chế biến thủ công mi ni: Đây là vấn đề mà công luận đã lên tiếng nhiều với những quan điểm đôi khi hoàn toàn trái ngợc nhau. Công bằng mà nói thì nên xem xét vấn đề này trên hai khía cạnh. Xét về góc độ chất lợng, thì đây là những cơ sở sản xuất thoát khỏi sự kiểm soát về tiêu chuẩn và chất lợng, vì sản phẩm không tuân thủ một loại tiêu chuẩn nào. Về quan

điểm kinh tế thi trờng thì cạnh tranh là tất yếu khách quan, không thể dùng biện pháp hành chính để xoá bỏ những cơ sở này đợc. Vấn đề là cần xử lý từ gốc, một mặt khi cấp đăng kí kinh doanh, các cơ quan chức năng cần xem xét đầy đủ các tiêu chuẩn để cho phép loại hình này hoạt động, trong các tiêu chuẩn thiết bị, chất lợng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Mặt khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng địa phơng, các tổ chức tiêu chuẩn và ngành chè trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các xởng không đủ tiêu chuẩn hoạt động. Mặt quan trọng khác là ngành chè cần tổ chức bình tuyển, chọn mẫu, thiết kế chế tạo các dây truyền thiết bị quy mô nhỏ trang bị đến hộ, liên hộ, tích cực giảm giá thành, nâng cao chất lợng chế tạo phụ tùng thiết bị lẻ để ngời làm chè, nhất là các doanh nhân có ý chế biến chè quy mô nhỏ, có thiết bị thích hợp thay thế các xởng, lò chế biến mi ni này.

Một giải pháp khác để hiện đại hoá công nghệ và thiết bị đó chính là con đờng liên doanh liên kết và chuyển giao công nghệ, với các hình thức này chúng ta sẽ có đợc công nghệ tiến hiện đại, thích hợp với điều kiện hiện nay của Tổng công ty.

Trong chơng trình chế tạo công nghệ thiết bị chè, Tổng công ty cần lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp với đặc thù của Việt Nam trong số thiết bị hiện có nh Nga, ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Cải tạo một số thiết bị đang sử dụng và tiến tới sản xuất các máy lên men liên tục để trang bị cho các nhà máy chè. Đồng bộ hoá và thống nhất trong khâu sàng phân loại để tạo men liên tục, để tạo ra mặt đồng đều giữa các nhà máy. Hiện đại hoá toàn bộ khâu hái chè nhằm tạo hơng thơm cho chè thành phẩm. Lắp đặt thiết bị hút ẩm cho chè thành phẩm để chè vào thùng đạt mức thuỷ phần 5%.

4.3. Về mặt hiệu quả:

Nếu các giải về hiện đại hoá thiết bị và công nghệ đợc áp dụng thì lợi ích đầu tiên đó là chất lợng sản phẩm đợc cải thiện rõ rệt.

Chè loại 1: từ 2,3% lên 20%. Chè loại 2: từ 44,8% lên 60%. Chè loại 3: từ 48,2% xuống 19%. Chè loại 4: từ 4,7% xuống 1%.

Từ đó nâng giá bán của chè xuất khẩu lên ngang mức giá trung bình của thé giới 2,018 USD/kg, chứ không nh hiện nay chỉ bằng 70-80% giá trung bình của thế giới. Sản phẩm chè của Tổng công ty sẽ có mặt ở những thị trờng đòi hỏi chất lợng cao nh Anh, Iran, Nhật Bản… Với hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ sễ giảm đợc chi phí nguyên nhiên liệu từ 10-15%, kim ngạch xuất khẩu đạt 115 triệu USD vào năm 2010.

4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.

Đầu t đầy đủ cho các chơng trình nghiên cứu, chế tạo công nghệ thiết bị chè.

Tổng công ty phải có năng lực trong việc đánh giá tính đồng bộ, hiệu quả và sự phù hợp của các thiết bị công nghệ ngoại nhập hiện nay.

Cung cấp đầy đủ vốn đầu t cho xây dựng các nhà máy mới và nhập các dây truyền thiết bị đồng bộ.

Giữ mối quan hệ tốt trong liên doanh, liên kết để phát triển các hoạt động liên doanh, liên kết mới sau này. Thực hiện tốt các công tác trớc và sau khi liên doanh.

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w