Cây chè với mọi mặt đời sống của ngời dân Việt Nam

Một phần của tài liệu biện pháp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu ở tổng công ty chè việt nam (Trang 47 - 48)

II. Phân tích thực trạng hoạt động tạo nguồn và mua hàng của TCT chè

2.Cây chè với mọi mặt đời sống của ngời dân Việt Nam

a, Về mặt kinh tế.

Chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trờng của hơn 30 nớc đã xâm nhập vào những thị trờng khó tính nhất nh Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ, do đó đã đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nớc. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chè đạt 66 triệu USD với sản lợng xuất khẩu là 70000 tấn. Đến năm 2010 theo mục tiêu đề ra của toàn ngành, chè sẽ đợc xuất khẩu khoảng 100.000 – 120.000 tấn đạt kim ngạch khoảng 200 triệu USD.

b. Về mặt phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa.

ở đây, cây chè gần gũi với từng gia đình, nó góp phần định canh định c, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nớc về việc hởng ứng phong trào thế giới vận động đồng bào dân tộc bỏ cây thuốc phiện. Chè sẽ là loại cây trồng thích hợp nhất thay thế cho diện tích cây thuốc phiện bị phá bỏ, tạo niềm tin cho đồng bào dân tộc. Hơn nữa, cây chè đã tạo ra công ăn việc làm cho 20 vạn lao động, ổn định đời sống cho 10 vạn hộ gia đình việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp – dịch vụ, hình thành các cụm dân c để góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

c. Về Y học.

Theo các nhà y học, uống chè chống đợc lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thống thần kinh trung ơng, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn sảng khoái (do cafein) trong những thời gian lao động căng thẳng về trí óc và chân tay.

Chè còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ: chữa bệnh đờng ruột nh kiết lỵ, ỉa chảy (... tanin), lợi tiểu (do teofolin, teobromin), kích thích tiêu hoá mỡ, chống béo phì, chống sâu răng và bệnh hôi miệng. Trong chè có nhiều vitamin C, B2, PP, K, E, F và các axit amin rất cần cho cơ thể.

Ngay từ trớc, nhân dân ta đã biết đợc tác dụng giải khát và tác dụng sinh lý đối với con ngời của cây chè.

Lê Quý Đôn trong sách “Vân Đài luận ngữ” (1773) có ghi trong mục IX, phẩm vật nh sau: “... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiền, Am Giới và Am

Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh hoá, mọc xanh um tùm đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nớc uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có h- ơng thơm tự nhiên ...”

Gần đây, các Hội nghị Quốc tế về chè và sức khoẻ con ngời tại Calcuta (1993), Thợng Hải (1995), Bắc Kinh (1996), Shizuolia (1996) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hoà sinh lý con ngời, ngoài giá trị đặc biệt về dinh dỡng và hơng vị của thực phẩm, chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng ngừa ung th bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao hay bệnh đái đờng, ngăn cholesterol tăng cao, chống lão hoá bằng cung cấp cho cơ thể con ngời chất chống ôxi hoá.

d. Về mặt đời sống.

Nớc chè từ xa xa đến nay vẫn là thứ nớc uống giải khát phổ bién nhất của nhân dân ta và trên thế giới.

Chè là một thứ nớc uống tạo cho con ngời một nguồn cảm hứng văn thơ, nghệ thuật, hội họa, ca múa nhạc, điêu khắc, ... Trên thế giới đã hình thành nền văn hoá trà lâu đời, đẹp đẽ, sinh động và phong phú, với nhiều nét độc đáo của từng dân tộc nh bữa Trà chiều của Anh ; Trà đạo của Nhật Bản, Trung Quốc, ...

Còn ở Việt Nam, đối với mỗi gia đình, từ nông thôn đến thành thị, chè vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong giao tiếp, cới xin, ma chay, hội hè, lễ nghi, đình đám, bàn thờ tổ tiên. Chè cũng là đề tài đầy thi vị trong văn hoá nghệ thuật.

Một phần của tài liệu biện pháp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu ở tổng công ty chè việt nam (Trang 47 - 48)