Các DNBH thường kinh doanh các sản phẩm giống nhau, nên chính sách phí trở thành một vũ khí cạnh tranh lợi hại của các DNBH. Không những thế, chính sách phí còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty vì nó quyết định đến lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp. Việc sử dụng chính sách phí thường mang tính nghệ thuật cao và ứng xử linh hoạt của công ty BH. Các DNBH cần phải chú ý đến các vấn đề sau khi đưa ra chính sách phí BH phù hợp:
- Vị thế của sản phẩm trên thị trường.
- Mục tiêu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chu kỳ sống của sản phẩm BH.
- Nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. - Các yếu tố cấu thành chi phí.
- Sự can thiệp của nhà nước. - Thực trạng của nền kinh tế.
- Nỗ lực truyền thông, phân phối…
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến chính sách định phí của DNBH. Trên thực tế các DNBH có thể lựa chọ 3 chính sách phí sau:
Chiến lược định giá theo chi phí.
Đây là chiến lược định giá sản phẩm dựa trên việc tính toán các chi phí phải bỏ ra của DNBH. Mức phí được định ra phải đảm bảo cho doanh nghiệp có thể trang trải được các chi phí thiết kế, phân phối, xúc tiến sản phẩm và thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.
Chiến lược định giá này thường được sử dụng trong những thị trường mà doanh nghiệp độc quyền hoặc có lợi thế dẫn đầu, hoặc trong thị trường mà doanh nghiệp có lực lượng đại lý phụ thuộc hoàn toàn, hoặc có ít đối thủ cạnh tranh, hoặc khi doanh nghiệp có nhiều khách hàng trung thành.
Chiến lược định giá theo hướng cạnh tranh.
Trong chiến lược này, mức phí mà các DNBH thường dựa trên mức phí của các DNBH khác. Mức phí đưa ra có thể cao hơn, ngang bằng hoặc thấp hơn mức phí của các đối thủ. Thông thường các DNBH có thể đưa ra các chiến lược định phí sau:
Chiến lược định giá thấp.
Chiến lược định giá này thường được sử dụng khi DNBH muốn xâm nhập thị trường trong giai đoạn triển khai sản phẩm, hoặc trong giai đoạn bão hòa nhằm “kích cầu” sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện theo chiến lược này, DNBH cũng cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn.
- Chi phí kinh doanh đảm bảo sẽ giảm mạnh khi doanh nghiệp bán được sản phẩm với số lượng lớn.
- Công ty phải làm chủ được thị trường và phải có được các giải p háp cần thiết đề phòng các đối thủ canh tranh trả đũa.
Chiến lược định giá linh hoạt (định giá biến đổi).
Chiến lược này cho phép khách hàng và nhà BH đàm phán với nhau về giá cả sản phẩm. Khách hàng có thể yêu cầu người BH đưa ra các bảng giá về sản phẩm để khách hàng có thể lựa chọn.
Chiến lược định giá theo hướng khách hàng.
Với chiến lược này, DNBH sẽ tập trung vào việc đưa ra những mức phí khác nhau mà những nhà phân phối hoặc khách hàng có thể chấp nhận đươc. Thông thường các nhàn phân phối thường quan tâm đến mức hoa hồng mà họ được hưởng, theo đó mức giá sẽ được thiết lập sao cho mức hoa hồng cao hơn so với các doanh nghiệp khác.