Kết luận kiến nghị

Một phần của tài liệu quy hoạch và phát triển hệ thống khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn huyện thanh trì hà nội (Trang 71 - 74)

1. Việt Nam là một trong những n−ớc đạt tốc độ tăng tr−ởng cao so với các n−ớc trong khu vực. Cùng với những chính sách đúng đắn trong phát triển nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đã đề ra chiến l−ợc phát triển nồng thôn từ năm 1997. Trong xu thế đó, nông thôn Hà Nội đặc biệt là huyện Thanh Trì đã từng b−ớc phát triển theo h−ớng chuyển đôi cơ cấu sản xuất, giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ., tạo việc làm phi nông nghiệp cho ng−ời dân khu vực nông thôn.

2. Mô hình “hệ thống khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nông thôn” là một h−ớng đi phù hợp và hiệu qủa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá nông thôn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho ng−ời dân nông thôn. Mô hình này tạo ra hiệu ứng nhất định cho từng khu vực cụm xã, thúc đẩy sự phát triển và chủ động tiến trình hội nhập kinh tế giữa đô thị và nông thôn Hà Nộị

3. Vị trí khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn nằm trong hệ thống phải nằm trong mối liên hệ vùng, mối liên hệ của từng khu công nghiệp với từng cụm xã và mối liên hệ với toàn hệ thống khu công nghiệp. Hệ thống khu công nghiệp nông thôn phải đảm bảo đáp ứng cơ cấu chuyển dịch sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động của các khu vực trong tầm ảnh h−ởng của hệ thống.

4. Mô hình khu công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nông thôn dựa trên cơ sở các mô hình khu công nghiệp đã có, đặc biệt dựa trên mô hình khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khu công nghiệp nông thôn thoả mãn điều kiện đặc tr−ng của khu vực nông thôn.

5. Hệ thống khu công nghiệp nông thôn về cơ bản bao gồm từ hai khu công nghiệp trở lên có cùng cơ cấu chức năng, cùng mục đích phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn của một huyện. Hệ thống này sẽ tạo thành khu vực tập trung, có thể cùng tận dụng hệ thống hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thúc đảy thu hút đầu t− vào nông thôn và tạo nên sự phát triển kinh tế – xã hội cân bằng

giữa các xã trong cùng một huyện, giữa các huyện trong cùng một thành phố và giảm bớt sự chênh lệch giữa đô thị và nông thôn.

6. Quy mô, loại hình công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn đ−ợc xác định trên cơ sở cơ cấu dân số, lao động của từng cụm xã, loại hình công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp đã có tại địa ph−ơng và loại hình ngành nghề phù hợp với nguồn lực sẵn có của địa ph−ơng.

7. Về cơ bản khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn bao gồm 7 khu vực chức năng chính với chỉ tiêu sử dụng đất nh− sau: • Khu vực sản xuất độc lập: dành cho các doanh nghiệp có quy mô sản

xuất vừa với các ngành công nghiệp có mức độ độc hại cao và chế biến nông sản, thực phẩm.

• Khu vực sản xuất quy mô nhỏ

• Khu vực x−ởng cho thuê: dành cho các doanh nghiệp có mức độ đầu t− thấp, quy mô sản xuất cực nhỏ.

• Khu vực quản lý và khu vực dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất: xây dựng các công trình quản lý khu công nghiệp và các công trình công cộng phục vụ cho chủ doanh nghiệp và công nhân lao động tại khu công nghiệp.

• Khu vực các công trình hạ tầng kỹ thuật: bố trí các công trình bảo đảm hạ tầng kỹ thuật.

• Khu vực cây xanh và dải cách ly: để đảm bảo điều kiện về cảnh quan môi tr−ờng.

• Khu vực kho tàng, bến bãi

TT Khu vực chức năng Tỷ lệ chiếm đất (%)

1 Khu vực quản lý và khu vực dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất

2 -4 2 Khu vực hạ tầng kỹ thuật 2 - 5 2 Khu vực hạ tầng kỹ thuật 2 - 5 3 Khu vực sản xuất độc lập vừa và nhỏ < 70

4 Giao thông 15 – 20

5 Cây xanh, hồ điều hoà > 10

8. Để hệ thống khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn Thanh Trì phát triển có hiệu quả, là nền tảng quan trọng cho việc thay đổi cơ cấu sản xuất và tăng thu nhập, nhà n−ớc và địa ph−ơng cần có chính sách, −u đãi cụ thể để thu hút đầu t− nh−: thuế, đất đai, vốn đầu t− và sự ủng hộ và bảo đảm từ chính quyền địa ph−ơng. 9. Việc hinh thành và phát triển khu công nghiệp – tiểu thủ công

nghiệp nông thôn Thanh Trì là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn, phát triển nông thôn theo h−ớng công nghiệp hoá, theo chủ tr−ơng phát triển kinh tế – xã hội thủ đô đến năm 2020. Đây là mô hình có thể áp dụng đ−ợc cho khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Một phần của tài liệu quy hoạch và phát triển hệ thống khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn huyện thanh trì hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)