CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản của của công ty
Dưới đây là bảng số liệu tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Thươmg mại miền núi Phú Thọ.
Bảng 2. 3: Cơ cấu tài sản của công ty qua các năm
Trị số (1000đ) Tỷ trọng Trị số (1000đ) Tỷ trọng Trị số (1000đ) Tỷ trọng Trị số (1000đ) Tỷ trọng 1. TSCĐ và Đầu tư DH 24,765,168 51.7% 21,097,322 54.7% 24,558,870 51.0% 4,835,030 48.4% 2. TSLĐ 23,182,834 48.3% 17,484,687 45.3% 23,564,229 49.0% 5,156,707 51.6% Tổng TS 47,948,002 100% 38,582,009 100% 48,123,099 100% 9,991,737 100%
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Đánh giá khái quát chúng ta có thể thấy tình hình tài sản của công ty ở giải đoạn 2003 – 2006 này có sự biến động thất thường. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia sự biến động này thành 2 giai đoạn . Giai đoạn 1 từ 2003 – 2005 giai đoạn trước cố phần hóa công ty có nguồn tài sản lớn hàng năm đạt xấp xỉ 48 tỉ đồng chỉ riêng năm 2004 thì tổng tài tài sản của Công ty chỉ đạt 38,582,009 nghìn đồng việc giảm tổng tài sản của công ty này phần lớn là do giảm tài sản lưu động của công ty 24,57% kéo theo tổng tài sản của công ty giảm mạnh tói 19,53%. Giai đoạn 2 Công ty từ 2005 - 2006 giai đoạn này là giai đoạn sau cổ phần hóa tổng tài sản của công ty có sự thay đổi lớn, giảm mạnh từ chung bình giai đoạn trước là 44,884,370 nghìn đồng xuống còn 9,991,737 đồng giảm tới 77,74 % mặc dù vậy điều này mới phản ánh trung thực tình hình tài sản hiện có của công ty. Dưới đây là tình hình tài sản của công ty được thể hiện qua biêu đồ sau:
Hình 2. 3: Tình hình biến động của TSCĐ giai đoạn 2003 -2006
Chúng ta có thể lý giải sự giảm của tổng tài sản của công ty là do hai lý do sau.
Thứ nhất về tài sản cố định: Việc định giá lại tài sản sau khi cổ phần hóa là việc làm bắt buộc của các công ty cổ phần, việc này giúp cho cổ đông nhận rõ giá trị thực của công ty đó là việc làm cần thiết. Điều này làm giảm mạnh tài sản cố định của công ty do phần lớn thiết bị công ty do nhà nước trang bị cho thòi gian trước đã bị khấu hao gần hết phần nữa trước đây nó bị định giá sai giá trị của minh. Ngoài ra sau cổ phân hóa thì việc cát giảm chi nhánh diễn ra ở các địa điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng tài sản cố định của công ty một cách mạnh mẽ. Tính ra lượng tài sản cố định của công ty năm 2006 giảm so 2005 là 19,723,840 đồng vào khoảng 80%.
Thứ hai về tài sản lưu động: sau cổ phần hóa thì một phần vì tình hình hoạt động của công ty chưa ổn định một phần vì công ty muốn thu hẹp phạm vi
kinh doanh cho nên điều này làm cho lượng vốn lưu động của công ty cũng giảm khá mạnh sức giảm đạt 78%. Ngoài ra còn một số lượng vốn lưu động phải thu khách hàng đã không thực hiện được, lượng vốn mà chi nhánh cũ vay để kinh doanh cũng không đòi được…
Tuy có sự biến động phức tạp trong cơ cấu tài sản của công ty nhưng chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu tài sản cố đinh của công ty tương đối ổn định trong giai đoạn này. Chúng ta có thể thấy rõ điều nay qua biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty dưới đây:
Hình 2. 4: Cơ cấu TSCĐ qua các năm 2003 – 2006