Cơ cấu TSCĐ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thương mại miền núi phú thọ (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

2.2.2.2. Cơ cấu TSCĐ

Bảng 2. 5: Biến động từng loai TSCĐ giai đoạn 2003 - 2006

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Trị số ( 1000đ) Trị số ( 1000đ) (+/-) Trị số ( 1000đ) (+/-) Trị số ( 1000đ) (+/-) Nhà cửa &Vật kiến trúc 13,289,514 11,256,358 -15.3% 13,853,641 23.1% 1,865,428 -86.53% Máy móc thiết bị 5,768,925 5,422,790 -6.0% 5,097,422 -6.00% 1,742,918 -65.81% Phương tiện vận tải 2,654,832 2,495,542 -6.0% 3,229,841 29.4% 782,594 -75.77% Dụng cụ quản lý 3,051,897 1,922,632 -37.0% 2,377,966 23.6% 444,090 -81.32% Tổng TSCĐ 24,765,168 21,097,322 -14.8% 24,558,870 16.4% 4,835,030 -80.31%

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính

Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy sự biến động tài sản cố định của công ty biến động tương đối phức tạp tuy nhiên nó vẫn chia rõ 2 giai đoan biến động trước sau cổ phần hóa. Ngoài ra tình hình tài sản cố định ta thấy sự biện động dụng cụ quản lý là cao nhất đây là do công tác mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý trong những năm gầy đây cũng như vậy ta có thể thấy sự tăng lên của phương tiện vận tải do mua thêm ôtô để phục vụ công tác chuyên

chở va sửa chữa lớn. Còn lại tất các tài sản khác đều giảm do khấu hao và hỏng hóc trong quá trình hoạt động ít được công ty bảo dưỡng sửa chữa.

Qua đây chúng ta có thể thấy công tác quản lý cũng như công tác lên kế hoạch sử dụng sao cho hiệu quả tài sản cố định của công ty chưa tốt. Chưa có kế hoạch sử dụng tài sản cũng như công tác nên kế hoạch sử dụng hiệu quả tài sản có định của công ty.

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh thu (1000đ) 219,127,456 187,582,772 235,738,235 128,613,324 Lọi nhuân sau thuế

(1000đ) 263,512 200,649 219,936 110,016 GTrị TSCĐ (1000đ) 24,765,168 21,097,322 24,558,870 4,835,030 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.011 0.010 0.009 0.023 Sức sản xuất TSCĐ 8.848 8.891 9.599 26.600 Suất hao phí TSCĐ 93.981 105.145 111.664 43.948

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính

Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định: 1) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (HTSCĐ)

CT: HTSCĐ (%) = ΠR / TSCĐG

Trong đó:

HTSCĐ : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ΠR : Lợi nhuận ròng của kỳ tính toán

- Chỉ tiêu này dùng để biết một đồng giá trị tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ đó đánh giá trình độ sử dụng tài sản cố định qua các năm và khả năng sinh lời của TSCĐ trong kinh doanh.

Với chỉ số này chúng ta có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là rất thấp trung bình trong giai đoạn này 1 đồng tài sản cố định mới tạo ra được 0,013 đồng lọi nhuận hay để có thể có được 13 đồng lợi nhuận công ty phải cần có 1000 đồng tài sản cố định một con số rất thấp đối với một doanh nghiệp, điều này còn tồi tệ hơn khi chúng ta so sánh với tổng doanh thu hàng năm mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy chỉ số này không ổn định giai đoạn 2003 -2004 chỉ số này là rất thấp các năm đạt sấp xỉ 0.010 đến năm 2006 chỉ số này được cải thiện đáng kể đạt 0,023 có nghĩa là gấp 2,3 lần giai đoạn trước. Điều này đạt được một phần là sau cổ phần hóa giá trị tài sản của công ty bị định giá lại và giảm đi rất nhiều một phần khác đó là do các biện pháp mà công ty áp dụng nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ví dụ việc đầu tư vào các tài sản có giá trị và có khả năng sinh lời lớn như việc xây dựng nhà sàn ở Bến Đá, một số nhà hàng cùng một số khác nữa.

Tuy nhiên mà về khách qua mà nói chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa phán ánh rõ được tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty đã thực sự có hiệu ủa hay chưa. Bởi lẽ nó dựa vào số liệu tài sản trên sổ sách kế toán trong khi giá trị thực của tài sản cố định của công ty không đạt được giá trị lớn đến vậy điều này ảnh hưởng tới hệ số này làm giảm trị số của nó. Mặt khác về khách quan mà nói các biện pháp làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty áp dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Có thể thấy rõ mặc dù doanh thu hàng năm rất cao nhưng hiệu suât sinh lời vẫn rất thấp.

Hình 2. 6: Hiệu suất sử dụng TSCĐ qua các năm

Qua biểu đồ cho ta thấy mặc dù hiệu suất sử sử dụng tài sản của công ty trong giai đoạn này của công ty là rất thấp, mặc dù vậy nó cũng đã có những tín hiệu tốt hơn vào năm 2006 khi hiêu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng tới 2,3 lần so với các năm trước mặc dù về giá trị là không lớn. Điều này cho thấy là các biện pháp nâng cao hiệu quả cố định mà công ty áp dụng trong thời gian qua đã có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố đinh Dưới đây bảng số liệu về tình hình sử dụng cũng như hiệu suất sử dụng các lọai tài sản cố định hiện có của công ty

Bảng 2. 7: Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2003 - 2006

Chỉ tiêu Năm2003 2004Năm 2005Năm Năm2006

Hiệu suất sử

dụng

TSCĐ 0.011 0.010 0.009 0.023

Nhà cửa &Vật kiến trúc 0.046 0.018 0.016 0.059 Máy móc thiết bị 0.046 0.037 0.043 0.063 Phương tiện vận tải 0.099 0.080 0.068 0.141 Dụng cụ quản lý 0.086 0.104 0.092 0.248

Đánh giá chung tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty. Qua bảng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của từng loại tài sản cố định ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của từng loại tài sản duy trì ổn định ở mức thấp trong đó cao nhất là dụng cụ quản lý trung bình 0,133 tiếp đến là phương tiên vận tải đạt trung bình hảng năm là 0,097 ;máy móc thiết bị đạt 0,047 và thấp nhất là nhà cửa & vật kiến trúc chỉ đạt trung bình 0,035. Tuy nhiên số liệu không đều mà nâng cao nhất ở năm 2006 làm giá trị trung bình tăng cao.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thương mại miền núi phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w