2 1 Ñaùnh giaù chung veà vai troø cuûa tieáng Anh ñoái vôùi ngheà nghieäp trong töông lai cuûa sinh
2.2.5. Thöïc traïng vieäc quaûn lyù thi vaø kieåm tra tieáng Anh cuûa sinh vieân taïi Tröôøng Ñaïi hoïc Ngaân haøng
quản lý của trường cần đầu tư đầy đủ hơn nữa vào lĩnh vực này vì đây là công cụ chủ yếu để đào tạo sinh viên và cũng để sinh viên tự đào tạo mình ngay trong khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp .
2.2.5. Thực trạng việc quản lý thi và kiểm tra tiếng Anh của sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng Ngân hàng
Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên mới
TT
Xếp loại kết quả thi Số lượng Tỷ lệ (%)
1 XUẤT SẮC điểm 9 đến 10 1 0,39 2 GIỎI điểm 8 đến cận 9 27 10,55 3 KHÁ điểm 7 đến cận 8 70 27,34
4 TRUNG.BÌNH KHÁ điểm 6 đến cận 7 50 19,53
5 TRUNG BÌNH điểm 5 đến cận 6 39 15,23 6 YẾU điểm 4 đến cận 5 28 10,94 7 KÉM điểm dưới 4 41 16,01
Tổng số sinh viên 256 100,00
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát đầu vào môn học tiếng Anh của 256 sinh viên mới vào trường
học tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh . Những nguyên nhân nào dẫn đến kết quả ở trên ?
Như chúng ta đã biết, thời gian là một điều kiện vật chất đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học. Để đạt được mục đích cuối cùng hoặc mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn đều phải có một quỹ thời gian tương ứng dùng vào việc luyện tập hình thành các kỹ năng giao tiếp theo yêu cầu mục tiêu . Những tài liệu khoa học và thực nghiệm về tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng để có được khả năng đọc hiểu sách báo khoa học thường thức trong hoàn cảnh học tập ở trường phổ thông bình thường thì phải đảm bảo cho mỗi học sinh được tới lớp học khoảng 700 tiết dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Như vậy , nếu có 7 năm học thì phải phân bố số tiết như sau : 700 tiết / 33 tuần = 3 tiết / tuần trong một năm học
Chương trình cải cách giáo dục hiện nay đã quy định cách phân bố thời gian trên đây cho môn ngoại ngữ ở các trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12
Như thế có nghĩa là muốn đạt được mục tiêu môn học thì bắt buộc phải dạy ngoại ngữ tư ølớp 6 đến lớp 12 để có đủ thời gian cần thiết cho việc hình thành những kỹ năng theo yêu cầu. Nếu chỉ tiến hành dạy – học ngoại ngữ trong 3 – 4 năm ở phổ thông cơ sở hoặc trong vòng 3 năm ở phổ thông trung học rồi bỏ dở không được tiếp tục học cho đủ 700 tiết, thì những kết quả của những năm học đó sẽ không được củng cố và phát huy, do đó sẽ nhanh chóng rơi rụng mất, vì những kỹ năng ban đầu ấy chưa đủ để sử dụng vào hoạt động giao tiếp ( dù chỉ để đọc sách). Hiện nay, ở nước ta, việc dạy ngoại ngữ cho học sinh ở các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học chưa được đồng đều và rộng khắp. Ở một số vùng, học sinh còn chưa được học môn ngoại ngữ mà trong các kỳ thi tốt nghiệp lại có môn thi ngoại ngữ, do đó Bộ giáo dục và Đào tạo đã cho phép những học sinh này được thi một môn học khác để thay thế cho môn ngoại ngữ . Ở một số vùng khác, học sinh có được học môn ngoại ngữ nhưng không được học đủ quỹ thời gian đã phân bố cho chương trình của trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học mà học sinh ở những vùng này lại chỉ được học trong 3 năm học với quỹ thời gian bằng khoảng ½ quỹ thời gian theo quy định. Do vậy, đến khi những học sinh này thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ ở
bậc phổ thông trung học thì Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ra đề thi tốt nghiệp riêng cho những học sinh này. Điều này đã gây ra sự bất hợp lý trong việc kiểm tra và đánh giá quá trình dạy – học ngoại ngữ .
Như vậy sự cắt xén tới một nửa thời gian cần thiết kể trên tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất luợng và hiệu quả của quá trình dạy –học ngoại ngữ . Thực tế cách tổ chức dạy –học ngoại ngữ nửa vời hiện nay ở một số trường phổ thông trung học và phổ thông cơ sở đã không thể mang lại kết quả có ích và thiết thực, vì người học không dùng được ngoại ngữ vào hoạt động thực tiễn . Đó cũng là một lý do khiến cho chương trình ngoại ngữ của cải cách giáo dục phải thực hiện từ lớp 6 liên tục đến hết lớp 12 với tổng số giờ học quy định là 700 tiết. Ngoài ra, việc bắt đầu dạy ngoại ngữ từ lớp 6 còn có một ưu điểm khác nữa là tận dụng được những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 11 –12 thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài .
Vì những lý do trên, có thể nói trình độ ban đầu về tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng là không đồng đều . Những sinh viên đến từ các trung tâm văn hoá và các vùng lân cận có trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) tốt hơn các sinh viên đến từ các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo . Đây là một vấn đề không nhỏ về quản lý mà nhà trường cần giải quyết.
Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra đầu ra môn tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng
TT Xếp loại kết quả thi Số lượng Tỷ lệ (%)
1 XUẤT SẮC điểm 9 đến 10 22 9,87 2 GIỎI điểm 8 đến cận 9 35 15,70 3 KHÁ điểm 7 đến cận 8 47 21,07
4 TRUNG .BÌNH KHÁ điểm 6 đến cận 7 36 16,14
5 TRUNG BÌNH điểm 5 đến cận 6 33 14.80 6 YẾU điểm 4 đến cận 5 27 12,11
0 5 1 0 1 5 2 0 2 5 T ỷ lệ (% ) X U A ÁT SA ÉC G IO ÛI K H A Ù T R U N G .B ÌN H K H A Ù T R U N G B ÌN H Y E ÁU K E ÙM
7 KÉM điểm dưới 4 23 10,31
Tổng số sinh viên 223
Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát đầu ra môn tiếng Anh của 223 sinh viên
Số liệu ở bảng 2.11 cho ta thấy, số sinh viên đạt kết quả học tập môn tiếng Anh loại xuất sắc, giỏi và khá đã tăng lên 46,64 % so với kết quả kiểm tra đầu vào 38,284 % ; số sinh viên có kết quả loại trung bình khá và trung bình là 30,94 %, so với kết quả đầu vào 34,76 % là không biến động bao nhiêu ; sinh viên xếp loại yếu, kém của đầu ra là 22,42% so với đầu vào là 26,95% có giảm nhưng không đáng kể (4,53%). Trong quá trình học tập tại trường, nhiều sinh viên đã cố gắng để vươn lên từ loại giỏi lên loại xuất sắc, từ loại khá lên loại giỏi, từ loại trung bình lên loại khá . Tuy nhiên chỉ có một số rất ít từ loại yếu vươn lên loại trung bình, số học sinh xếp loại yếu kém không giảm được bao nhiêu. Nguyên nhân của tồn tại này có thể thấy rõ là do trình độ đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên không đồng đều mà những sinh viên này phải học trong một lớp học có chương trình như nhau . Những sinh viên yếu, kém ở đầu vào đã không theo kịp những sinh viên khác .