Vieäc thöïc hieän caùc phöông phaùp giaûng daïy tieáng Anh cuûa giaûng vieân

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng dạy và học tiếng anh tại đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường (Trang 60 - 64)

2 1 Ñaùnh giaù chung veà vai troø cuûa tieáng Anh ñoái vôùi ngheà nghieäp trong töông lai cuûa sinh

2.2.6.4.Vieäc thöïc hieän caùc phöông phaùp giaûng daïy tieáng Anh cuûa giaûng vieân

Bảng 2.20: Đánh giá của sinh viên và giảng viên về phong cách giảng dạy tiếng Anh của giảng viên

Đánh giá về phong cách giảng dạy tiếng Anh của giảng viên.

Ý kiến của sinh viên Ý kiến của giảng viên

Tần số đồng ý

Tỷ lệ (%) Tần số

đồng ý

Tỷ lệ (%)

Nhiệt tình và tận tâm 179 44,75 6 100,00

Có trách nhiệm 197 49,25 6 100,00

Dạy dễ hiểu 71 17,75 1 16,70

Dạy sinh động 27 6,75 0 0,00

Dạy bình thường 140 35,00 0 0,00

Chưa hiệu quả 39 9,75 0 0,00

Kết quả thăm dò ở bảng 2.21 cho thấy, nhiều sinh viên đánh giá giảng viên của bộ môn tiếng Anh giảng dạy có trách nhiệm, nhiệt tình và tận tâm. Tuy nhiên, cũng còn nhiều sinh viên nói giảng viên dạy bình thường, chỉ có 17,75% sinh viên được hỏi nói giảng viên dạy dể hiểu và 6,75% sinh viên nói giảng viên dạy sinh động và còn 9,75 % sinh viên nói hoạt động giảng dạy chưa hiệu quả .

Số liệu khảo sát cũng cho ta thấy, khi được yêu cầu tự đánh giá về cách giảng dạy của bản thân, 100% giảng viên của bộ môn tiếng Anh cho rằng họ giảng dạy nhiệt tình, tận tâm và có trách nhiệm, chỉ có một giảng viên nói thêm là giảng dạy dễ hiểu. So với nhận xét của sinh viên, giảng viên đã khiêm tốn khi nói về mình. Có lẽ họ đều hiểu dù có nhiệt tình, tận tâm và có trách nhiệm đến đâu thì cũng rất khó để mà làm cho một lớp học tiếng Anh sinh động trong điều kiện học tập như hiện nay – khi vẫn còn những rào cản như trình độ của sinh viên không đồng đều trong một lớp học, thời lượng giảng dạy quá ít, chương trình đào tạo không lô-gíc, không có tính kế thừa và liên thông, lớp học thì quá đông. Làm thế nào có thể giảng dạy sinh

động được khi cảø thầy và trò ít có sự trao đổi qua lại với nhau, trong khi một trong những yêu cầu của việc học ngôn ngữ là phải học nghe và nói, phải luôn luôn đối thoại với nhau.

Thêm vào đó, khi có nhiều sinh viên có trình độ quá chênh lệch nhau ở trong một lớp học thì dẫn đến tình trạng: nếu thầy làm việc để cho những sinh viên đủ trình độ theo kịp thầy thì những sinh viên còn lại không hiểu bài, còn nếu thầy ưu tiên cho những sinh viên có trình độ yếu kém thì những sinh viên khác sẽ thấy bài giảng của thầy buồn tẻ.

Một khó khăn không nhỏ của thầy và trò khi phải học tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuỵên ngành quá lâu nên họ đã bị mất hẳn sự hỗ trợ của các môn chuyên ngành.

Bảng 2.21 : Nhận xét việc thực hiện phương pháp giảng dạy của giảng viên

STT Phương pháp giảng dạy Tần số Tỷ lệ (%)

1 Ngữ pháp - Dịch 6 28,57

2 Nghe – Nói 6 28,57

3 Trực tiếp ( tự nhiên ) 6 28,57

4 Nghe – Nhìn 3 14,29

Tổng cộng 21 100,00

Số liệu thống kê cho thấy tất cả 6 giảng viên bộ môn tiếng Anh đều sử dụng kết hợp ba phương pháp ngữ pháp – dịch, nghe – nói và trực tiếp để giảng dạy tiếng Anh. Riêng phương pháp nghe – nhìn chỉ có 03 giảng viên sử dụng để giảng dạy cho sinh viên. Một trong những nguyên nhân mà phương pháp này không được nhiều giảng viên sử dụng là họ không đủ thời gian và trang thiết bị phù hợp để giảng dạy, minh họa cho sinh viên.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tầm quan trọng và tính ưu việt của các phương pháp dạy học trên. Trong thực tế, việc thực hiện cả bốn phương pháp giảng dạy một cách thường xuyên, đồng bộ sẽ giúp sinh viên có khả năng sử dụng tốt tất cả các kỹ năng nghe – nói – đọc –viết

trong giao tiếp. Nếu giảng viên kết hợp các phương pháp giảng dạy một cách hợp lý sẽ có tác dụng gây hứng thú cho sinh viên trong việc học tập .

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng dạy và học tiếng anh tại đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường (Trang 60 - 64)