2 1 Ñaùnh giaù chung veà vai troø cuûa tieáng Anh ñoái vôùi ngheà nghieäp trong töông lai cuûa sinh
2.2.6.3. Vieäc thöïc hieän caùc phöông phaùp hoïc tieáng Anh cuûa sinh vieân Baûng 2.17: Taàn soá giao tieáp baèng tieáng Anh ngoaøi lôùp hoïc cuûa sinh vieân
Bảng 2.17: Tần số giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học của sinh viên
Yùù kiến của sinh viên:
Anh (chị) có thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể không?
Ý kiến của giảng viên:
Theo quý thầy (cô), sinh viên Trường Đại Học Ngân Hàng có thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể không? Thường xuyên Ít Khi Không bao giờ Thường xuyên Ít khi Không bao giờ Số lượng 44 193 63 0 6 0 Tỷ lệ (%) 11,00 73,25 15,75 00,00 100,00 00,00
Theo số liệu của bảng trên , chỉ có 11% sinh viên nói họ thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể, có đến 73,25% sinh viên nói là ít khi , còn 15,75% sinh viên thì không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh . Về vấn đề này, phát biểu trên góc độ chỉ quan sát thì 100% giảng viên nhận thấy rằng sinh viên của trường ít khi giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể .
Bảng 2.17.1: Việc giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên ở ngoài lớp học theo giới tính
TT Giới Thường xuyên Ít khi Không bao giờ
1 Nam
Số lượng 6 58 14
2 Nữ
Số lượng 38 235 49
Tỷ lệ (%) 11,80 72,98 15,22
Theo số liệu của bảng 2.17.1, 7, 69% sinh viên nam thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh, tỷ lệ này ở nữ là 11,80%; 74,36% sinh viên nam và 72,98% sinh viên nữ ít khi làm việc này; vẫn còn 17,95% sinh viên nam và 15,22 % nữ không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học.
Kết quả khảo sát trên một lần nữa cho ta thấy còn nhiều sinh viên không thường xuyên làm bài tập về nhà, khoảng 50% sinh viên không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp và hơn 70% sinh viên không thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi họ có thể làm việc này.
Bảng 2.17.2: Việc giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên ngoài lớp học theo địa phương
TT Địa phương Thường xuyên Ít khi Không bao giờ
Tỉnh SL 34 224 53
% 10,93 72,03 17,04
Thành phố SL 10 69 10
% 11,24 77,53 11,24
Theo số liệu của bảng 2.17.2, tỉ lệ sinh viên ở tỉnh thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh là 10.93%, còn tỉ lệ này của sinh viên ở thành phố là 11.24%, hầu như không cao hơn so với tỉ lệ sinh viên ở tỉnh., tỉ lệ sinh viên ở tỉnh ít khi giao tiếp bằng tiếng Anh cao hơn so với tỉ lệ sinh viên ở thành phố 5.5% (tỉnh: 72.03%; thành phố: 77.53%); tỉ lệ sinh viên ở tỉnh không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh cao hơn tỉ lệ này của sinh viên ở thành phố là 5.8% (tỉnh: 17.04%; thành phố: 11.24%). Như vậy, sinh viên ở tỉnh ít giao tiếp bằng tiếng Anh hơn sinh viên ở thành
phố. Nguyên nhân của việc này có thể do khả năng tiếng Anh của sinh viên ở tỉnh yếu hơn. Họ cũng ít có điều kiện, môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh so với sinh viên sinh viên đến từ thành phố.
Bảng 2.18 : Đánh giá của giảng viên về kỹ năng ngôn ngữ ( nghe – nói – đọc –viết) tiếng Anh
của sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Quý thầy (cô) có ý kiến gì về nhận xét sau đây:” Kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của đa số sinh viên hiện nay là kém.”
Rất đồng ý
Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Số lượng 0 4 0 2 0
Tỷ lệ(%) 0 66,67 0 33,33 0
Theo số liệu của bảng 2.18. , có đến 66,67% giảng viên cho rằng kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của đa số sinh viên hiện nay là kém , còn 33,33% giảng viên không đồng ý với ý kiến này. Vì lớp quá đông sinh viên nên giảng viên không thể làm tốt việc rèn luyện kỹ năng nghe nói cho sinh viên. Đây là một thực trạng mà các nhà quản lý cần phải quan tâm trong khâu quản lý dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại Học Ngân Hàng. Nếu cứ đào tạo như hiện nay thì một sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại Học Ngân Hàng sẽ phải được đào tạo lại về môn tiếng Anh mới có thể giao tiếp được vì một cán bộ ngân hàng trong thời đại ngày nay sẽ làm việc không hiệu quả nếu không giao tiếp được bằng tiếng Anh
Bảng 2.19: Nhận xét về phương pháp học tiếng Anh của sinh viên thông qua việc sử dụng tài liệu học tập và sách báo tham khảo
Yùù kiến của sinh viên:
Anh (chị) có đồng ý với nhận xét:” Sinh viên Trường Đại học Ngân hàng chưa tích cực đọc thêm sách, báo bằng tiếng Anh.”
Rất đồng ý Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Số lượng 29 248 52 60 11
Tỷ lệ(%) 7,25 62,00 13,00 15,00 2,75
Yùù kiến của giảng viên:
Quý thầy (cô) có đồng ý với nhận xét: “Đa số sinh viên Trường Đại học Ngân hàng chưa tích cực đọc thêm sách báo tiếng Anh.”
Rất đồng ý Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Số lượng 0 5 0 1 0
Tỷ lệ(%) 00,00 83,30 00,00 16,70 00,00
Theo bảng 2.19. , có 69,25% sinh viên tán thành và rất tán thành ý kiến cho là họ chưa tích cực đọc thêm sách báo tham khảo bằng tiếng Anh, 13% sinh viên còn lưỡng lự khi trả lời câu hỏi này . Chỉ có 17,75% sinh viên nói họ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Về phía giảng viên, có đến hơn 83,33% cho rằng đa số sinh viên chưa tích cực đọc thêm sách báo tham khảo bằng tiếng Anh, chỉ có 16,70% giảng viên không tán thành ý kiến này.
Khác với cách học ở trường phổ thông, hoạt động học tập của sinh viên ở trường đại học về bản chất là hoạt động nhận thức trong nghiên cứu khoa học. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải thay đổiù phương pháp học tập: chủ động, tích cực, độc lập hơn. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp học tập là sinh viên phải tiếp cận với nguồn tài liệu, sách, báo phong phú để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề cần nghiên cứu. Thực tế đã chứng minh rằng, chỉ có những sinh viên biết kết hợp phương pháp học tập sáng tạo với tính chuyên cần mới đạt được kết quả học tập tốt nhất.