Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pptx (Trang 34 - 39)

Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang hoạt động đa năng tổng hợp, có thể nói tín dụng là một hoạt động then chốt của hệ thống ngân hàng. Đối với riêng Sở Giao dịch I, hoạt động tín dụng là thế mạnh của Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN. Với phương châm: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Sở giao dịch đã liên tục đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm tín dụng có thể kể đến là:

- Cho vay bổ sung vốn lưu động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư.

- Cho vay đối ứng bằng tiền gửi

- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, triết khấu bộ chứng từ

- Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên

- Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá

- Cho vay mua nhà, ô tô trả góp

- Cho vay phục vụ đầu tư, phát triển

- Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đồng tài trợ các dự án

Các sản phẩm tín dụng trên được thực hiện thông qua các nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, cho vay cầm cố chứng từ có giá… Không chỉ đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, các hình thức tín dụng, Sở Giao dịch còn mở rộng quan hệ khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Không chỉ phục vụ cho vay cho những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Sở

Giao dịch còn chú trọng đến mở rộng quan hệ khách hàng trên nguyên tắc “Hợp tác – Phát triển - Bền vững”. Có thể nói, hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch trong những năm qua đã phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu từ đó góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động đầu tư, hoạt động thương mại.

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch (2007-2009)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tuyệt đối

% % TT Tuyệt đối % % TT Tuyệt đối % % TT Tín dụng 5,099,32 1 100 2% 5,807,04 5 100 14% 8,008,50 9 100 37.90 % 1. Cho vay ngắn hạn 2,059,28 2 40,38 5% 2,915,63 2 50,2 42% 2,853,72 5 35,63 -2.10%

2. Cho vay trung, dài hạn TM 1,059,39 7 21,48 76% 1,035,02 1 17,82 -6% 2,922,32 1 37,36 182.30 % 3. Cho vay đồng tài trợ 1,512,00 0 29,65 -20% 1,548,23 0 27,28 5% 1,986,20 1 24,8 25.40 % 4. Cho vay kế hoạch nhà nước 161,000 3,16 -37% 18,520 0,32 -88% 950 0.01 - 94.90 % 5. Cho vay ủy

40 % 22 % 30 % 3% 5% 2007

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng tại SGD1 giai đoạn 2007-2009

Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các nghiệp vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Dư nợ cho vay của chi nhánh sở giao dịch 1 nhìn chung đều tăng qua các năm. Đến năm 2008, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh sở giao dịch 1 đã đạt 5.807 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2007 có tổng dư nợ là 5.099 tỷ đồng. Năm 2009 tổng dư nợ là 8.008 tỷ đồng tăng trưởng 37.9% so với năm 2008 . Nguyên nhân chi nhánh sở giao dịch 1 đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với một số khách hàng lớn như: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy,…, đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện lực, công ty sữa Hà Nội,…

Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, chi nhánh sở giao dịch 1 đã quan

tâm tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay ngắn hạn như cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dung, cho vay tài trợ tài sản lưu động, …Do đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng(42%) so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng trưởng 5% so với năm 2006. Tỷ trọng chiếm 50.1% tổng nguồn tín dụng. Năm 2009 cho vay ngắn hạn chỉ đạt 2,853 tỷ đồng giảm 2,1% so với năm 2008

Ta có thể thấy quy mô cho vay trung- dài hạn của chi nhánh sở giao dịch 1 giảm

dần qua các năm do chủ trương của chi nhánh sở giao dịch 1 giảm bớt các khoản cho vay trung- dài hạn không hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh sở giao dịch 1.

Đối với cho vay trung- dài hạn thương mại, mặc dù năm 2007 đã có bước nhảy vọt, đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 lại có sự chững lại, chỉ đạt 1.035 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng( tức 6%) so với năm 2007. Điều này đã được giải thích ở trên là do chi nhánh sở giao dịch 1 đang có sự sàng lọc kỹ càng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp để cho vay, đảm bảo doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2009 lại có bước nhảy vọt đáng kể khi đạt 2.922 tỷ đồng tăng 182.3 % so với năm 2008 vì cũng trong năm này nhiều dự án đầu từ đi vào hoạt động, ngồn vốn luôn được luôn cần đáp ứng cho các nhà đầu tư.

Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay trung- dài hạn là cho vay đồng tài

trợ, năm 2008 chiếm 55% tổng lượng cho vay. Năm 2008 đã có mức tăng trở lại sau khi có mức giảm đáng kể năm 2007 so với năm 2006. Cho vay đồng tài trợ năm 2008 đạt 1.584 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với năm 2007 và năm 2009 cho vay đồng tài trợ đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.986 tỷ đồng tăng 25,4% so với năm 2008. Điều này báo hiệu trong thời gian tới chi

nhánh sở giao dịch 1 sẽ mở rộng hoạt động này, vì đây là một hình thức cho vay tương đối hiệu quả với ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro khi cho vay( san sẻ rủi ro giữa các nhà đồng tài trợ).

Dư nợ cho vay theo kế hoạch nhà nước đang giảm dần và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay trung- dài hạn. Năm 2008 chỉ đạt 18.520 tỷ đồng, giảm 142,5 tỷ đồng (88%) so với năm 2007, tỷ trọng chỉ chiếm chưa đến 1%. Năm 2009 đạt 950 tỷ đồng giảm 94,9% so với năm 2008. Điều này thể hiện sự chủ động hơn của chi nhánh sở giao dịch 1 trong việc lựa chọn dự án và ra quyết định cho vay, tăng sự an toàn tín dụng cho chi nhánh sở giao dịch 1.

Cho vay ủy thác, ODA năm 2008 là 253.642 tỷ tuy có giảm so với năm 2007 nhưng là không đáng kể (7%), năm 2009 là 245.321 tỷ giảm 3,3% so với năm 2008, hoạt động cho vay này trong những năm qua vẫn dao động xung quanh một mốc cố định, cho thấy chi nhánh sở giao dịch 1 chưa có động thái gì mới để thay đổi hình thức cho vay này.

Tình hình nợ quá hạn

Theo điều 6 quyết định 493, nợ quá hạn là tất cả các khoản vay đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà có một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn thanh toán cũng bị coi là nợ quá hạn.

Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh SGD1 nói riêng, từ tháng 10/2006, nợ được phân loại theo phương pháp định tính dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng theo quy định tại điều 7, quyết định 493 (hệ thống đánh giá khách hàng dựa trên năng lực pháp lý, tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm,…). Do vậy, tính chất nợ quá hạn có thể khác biệt so với các ngân hàng khác.

Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh SGD1 giai đoạn 2007-2009 được phản ánh trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại SGD1 – BIDV năm 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2007

2008 2009

Số tiền Thay

đổi Số tiền Thay đổi 1 Dư nợ QH TDH 0 0 0 0 0

2 Tổng nợ quá hạn 0.02 0 0 0 0

3 NQH TDH/ Tổng nợ quá hạn 0 0 0

4 Tổng dư nợ 5.099 5.807 +708 8.008 +2.292

5 NQH TDH/ Tổng dư nợ 0 0 0

(Nguồn: Số liệu SGD1 năm 2007-2009)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong liên tiếp 3 năm, tại SGD1 đều hầu như không phát sinh nợ quá hạn, đặc biệt là không có khoản nợ trung dài hạn nào phát sinh trong khi tổng dư nợ vẫn tăng trưởng đều đặn, điều này chứng tỏ chi nhánh SGD1 đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Kết quả này đặt trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 và 2009 thì đây là một thành tích đáng ghi nhận. Có được điều đó là do SGD1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã có các biện pháp đôn đốc thu nợ, tiến hành

khoanh nợ đồng thời hoàn thiện quy trình cấp tín dụng từ khâu thẩm định đến giám sát thu hồi nợ, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pptx (Trang 34 - 39)