0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoàn thiện nội dung, quy trình Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM PPTX (Trang 68 -71 )

tin phi tài chính có liên quan của từng doanh nghiệp để nhập vào máy, chuyển về hội sở chính để tạo thành một kho dữ liệu tập trung. Việc này phải có phần mềm riêng trên Web để nhập dữ liệu vào, dễ rà soát, đối chiếu và truy xuất ra, phục vụ cho việc XHTD doanh nghiệp cả ở sở giao dịch 1 hay chi nhanh và hội sở chính.

(5) Ngoài những thông tin lần đầu thì thường xuyên phải tập hợp thông tin bằng

nhiều kênh như: chi nhánh trực tiếp cho vay phải theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin thay đổi cơ sở dữ liệu. Sở giao dịch 1 nên trang bị công cụ tìm kiếm thông tin văn bản trên trang web, khi gặp thông tin liên quan đến doanh nghiệp nào thì công cụ sẽ tự động thông báo cho người thực hiện biết để đọc và xử lý trước khi lưu trữ thông tin đó

Những ứng dụng khoa học công nghệ này yêu cầu sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu

tư và phát triển phải triển khai một cách đồng bộ trong toàn sở, tuy rất tốn kém chi phí một lần trong hiện tại nhưng có thể giảm chi phí rất lớn trong tương lai. Đặc biệt có thể giảm khối lượng công việc của cán bộ tín dụng và giúp họ có thể quản lý tốt hơn khách hàng trong khi khối lượng khách hàng ngày càng tăng đáng kể.

3.2.3. Hoàn thiện nội dung, quy trình Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn vốn

Thứ nhất, hoàn thiện phương pháp phân tích

Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, ngoài việc

thu thập BCTC tích luỹ sau nhiều năm thì sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển nên sử dụng phương pháp chủ yếu trong lĩnh vự này đó là phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải được thay đổi định kỳ hàng năm. Để làm được việc này, hàng năm Sở giao dịch 1 – BIDV phải nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.

Đối với việc cho điểm với các mức khác nhau để đánh giá mức độ quan trọng của

từng chỉ tiêu, BIDV nên khảo sát thống kê thực tế việc sử dụng mức điểm đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, bổ sung hệ thống chỉ tiêu phân tích

● Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính

Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như hiện nay, khoá luận đề xuất nên tham khảo bổ sung thêm 2 nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghieep và nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng).

- Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng cảu doanh nghiệp: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng cảu doanh nghiệp giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, có hai chỉ tiêu chủ yếu được đề cập là: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Thực chất, Sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển cũng đã đưa hai chỉ tiêu này vào chỉ tiêu xếp hang nhưng lại xếp ở phần thông tin phi tài chính, mục các đặc điểm hoạt động khác. Điều này là không hợp lý. - Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường: đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần phải được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần quan tâm là:

+ Tỷ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E) Giá cổ phiếu P/E =

Thu nhập của một cổ phiếu

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá trên

thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao, bởi P/E không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tài mà còn cho thấy khả nắng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, P/E cũng thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh.

+ Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (P/B)

P/B =

Giá trị ghi sổ ròng của một cổ phần

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ cảu cổ phiếu đó. Nếu giá trị này

<1 thì có khả năng doanh nghiệp đang có vấn đề trong hoạt động.

● Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Ở nhóm chỉ tiêu này, ngân hàng cần đưa thêm việc đánh giá tài sản đảm bảo, hay

mức độ bảo đảm tín dụng bằng TSĐB và đánh giá khả năng trả nợ bổ sung của doanh nghiệp.

- Mức độ đảm bảo tín dụng bằng tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo có tác động rất lớn đến việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Việc đưa ra các chỉ tiêu tài sản đảm bảo đối với những khoản vay là rất cần thiết và quan trọng. Việc này cho ngân hàng thấy được nếu khách hàng mất khả năng thanh toán thì ngân hàng còn thu lại được từ nguồn nào. Việc đánh giá TSĐB có thể dựa trên các chỉ tiêu:

+ Loại tài sản

+ Khả năng phát mại tài sản + Giá trị TSĐB

+ Tỷ lệ giá trị TSĐB trên dư nợ

+ Tỷ lệ dư nợ có TSĐB trên tổng dư nợ - Khả năng trả nợ bổ sung

Ngoài việc xem xét giá trị TSĐB, ngân hàng cần đánh giá các khả năng trả nợ bổ

sung từ tài khoản được bảo lãnh, từ sự hỗ trợ của công ty mẹ… Các nguồn trả nợ này đều có thể tăng khả năng trả nợ ngân hàng, và có thể là căn cứ điều chính mức hạng của doanh nghiệp.

Ngoài ra sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển có thể so sánh kết quả

xếp hạng nội bộ với xếp hạng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài. Mục đích của bước này không phải để XHTD doanh nghiệp vay vốn theo cách xếp hạng của cơ quan bên ngoài, mà chỉ để đưa ra một sự so sánh nhằm mục đích kiểm tra lại quy trình xếp hạng đã thực hiện mà thôi, nếu có sự khác biệt thì cần phải giải thích lại, Từ đó mà hoàn thiện quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu của ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM PPTX (Trang 68 -71 )

×