Kết luận
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều biến động với mức độ cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, chính sách marketing đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
Đề tài “Marketing tại công ty Cổ phần Mirae Fiber, thực trạng và giải pháp”được nghiên cứu trên cơ sở những cơ sở mang tính lý luận chung và phân tích thực trạng hoạt động marketing tại Công ty để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Công ty.
Do trình độ nhận thức và thời gian thực tập còn hạn chế, trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng để có thể mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động marketing tại Công ty.
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy Hoàng Hải Bắc, các thầy cô trong khoa kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, các anh chị trong Công ty Cổ phần Mirae Fiber, gia đình và bạn bè.
Cuối cùng cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô, ban lãnh đạo Công ty, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài viết này !
Công ty cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân sự phòng marketing, nghiên cứu và phát triển. Đây là nguồn nhân lực quan trọng thực hiện những chiến lược sản phẩm và những hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến Công ty.
Công ty cần đầu tư cho xúc tiến hỗn hợp nhằm xây dựng hình ảnh của Công ty, thực hiện quảng cáo sản phẩm, tận dụng thế mạnh của các phương tiện truyền thông để đưa sản phẩm đến khách hàng.
Công ty cần sử dụng triệt để và sử dụng kết hợp cả 4 P nhằm nâng cao hiệu quả của marketing.
Kiến nghị với Nhà nước:
- Chính sách về đầu tư phát triển: Quan điểm chung là đầu tư phát triển phải được tính toán trên phạm vi toàn ngành, tập trung cho ngành dệt và sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, đầu tư chọn lọc mặt hàng có thế mạnh nhằm tạo khả năng liên kết, hợp tác và khai thác tốt hơn năng lực thiết bị. Ngành dệt may cần có vốn đầu tư lớn, cần có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.
- Trợ giúp tìm kiếm thị trường: Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thị trường rộng lớn bằng việc ký kết các hiệp định thương mại song phương giữa các nước. Điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và cũng thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường nước ngoài.
- Tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh: giúp các doanh nghiệp có những cơ hội tham gia vào thị trường và có cơ hội đóng góp hơn nữa cho nền kinh tế nước nhà.