cam kết. Nếu phát sinh sự không phù hợp, phân xưởng phải có biện pháp xử lý và đưa ra các hành động cải tiến. Do đó, phân xưởng phải thiết lập các thủ tục quy định việc giám sát và đo cũng như đảm bảo độ tin cậy của các số liệu, độ chính xác của các thiết bị giám sát và đo.
Kế hoạch giám sát và đo của phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 10A.
Phiếu giám sát và đo của phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 10B.
5.14 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC CẦU KHÁC
Tổ chức phải thực hiện việc đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cam kết áp dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu và cải tiến HTQLMT.
Ban môi trường tổ chức đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và các yêu cầu khác theo định kỳ 06 tháng/lần. Ban môi trường căn cứ vào các kết quả hoạt động môi trường, từ đó đối chiếu với các yêu cầu mà phân xưởng cam kết thực hiện. Nếu phát hiện hoạt động nào của phân xưởng chưa đáp ứng một yêu cầu nào đó thì phải ghi nhận sự không phù hợp trên và có các biện pháp tiến hành khắc phục, phòng ngừa.
Sau mỗi lần đánh giá, Ban môi trường cần báo cáo với ban lãnh đạo, đồng thời đề ra các kế hoạch nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
NGỪA
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các điểm không phù hợp trên thực tế và tiềm ẩn, đồng thời tiến hành các hành động khắc phục và phòng ngừa.
Thủ tục khắc phục – phòng ngừa được thể hiện ở phụ lục 11.
Trường hợp đánh giá, xem xét thấy phù hợp thì kết thúc xem xét hoặc xem xét cải tiến nếu cần thiết, cuối cùng tiến hành lưu hồ sơ.
5.17 KIỂM SOÁT HỒ SƠ
Tổ chức cần thiết lập, thực hiện và duy trì việc kiểm soát hổ sơ thuộc HTQLMT. Các hồ sơ phải đảm bảo:
• Lưu trữ đúng quy định
• Dễ đọc, rõ ràng và dễ tìm thấy khi cần.
• Có thể xác định và theo dõi các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ.
• Được bảo quản an toàn, tránh mất mát, hư hỏng hoặc thất lạc.
Thủ tục kiểm soát hồ sơ được thể hiện ở phụ lục 12.
5.15 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục đánh giá nội bộ. Thủ tục đánh giá nội bộ bao gồm lựa chọn ban đánh giá, đào tạo đánh giá viên, chuẩn bị kế hoạch đánh giá, tổ chức họp đánh giá, xác định phạm vi đánh giá, tần suất đánh giá, phương pháp đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá và các hành động khắc phục phòng ngừa.
Quy mô của ban đánh giá môi trường tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ các tác động môi trường trong phân xưởng. Tổ chức cần có đủ đánh giá viên nội bộ và để đảm bảo tính khách quan, đánh giá viên sẽ không đánh giá chính hoạt động và bộ phận của mình. Đánh giá viên phải am hiểu về ISO 14001 và các hoạt động sản xuất của phân xưởng, đồng thời có kỹ năng và được đào tạo về đánh giá môi trường.
Phân xưởng cần thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất 1 lần/năm. Thủ tục đánh giá nội bộ được thể hiện ở phụ lục 13.