Giải pháp 5: Quản lý quá trình xây dựng thương hiệu Intime

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu của công ty cổ phần tập đoàn Intimex tp. HCM (Trang 63 - 69)

Kết hợp hài hòa

3.1.5.Giải pháp 5: Quản lý quá trình xây dựng thương hiệu Intime

3.1.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Mỗi công ty có quan điểm về việc quản trịthương hiệu rất khác nhau. Tuy nhiện, công ty cần xây dựng đội ngũ chuyên môn và thực hiện đúng chức năng của việc quản lý thương hiệu. Với mục tiêu xây dựng thương hiệu công ty thành công giúp công ty tồn tại và phát triển trong thịtrường cạnh tranh như hiện nay.

3.1.5.2. Cách thức thực hiện giải pháp

3.1.5.2.1. Xác định chức năng của bộ phận

 Thu thập, xử lý và phân tích thông tin:

 Phân tích môi trường để nhận diện tình hình thịtrường.

 Phân tích hành vi khách hàng.

 Thực trạng và xu hướng phát triển của đối thủ cạnh tranh.

 Hiện trạng của thương hiệu: mặt tích cực và mặt hạn chế.

 Hoạch định:

 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu và đối thủ cạnh tranh.

 Họach định chiến lược tiếp thị phát triển thương hiệu.

 Hoạch định chiến lược truyền thông.

 Xây dựng các kế hoạch Marketing phát triển thương hiệu.

 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và huấn luyện nhân viên.

 Tổ chức:

 Tổ chức khảo sát thịtrường.

 Tổ chức thực hiện các chương trình phát triển thương hiệu.

 Tổ chức mạng lưới thông tin.

 Tổ chức phối hợp với các phòng ban chức năng và công ty có liên quan:

event, thiết kế,...

 Tổ chức bộ phận quản trịthương hiệu.

 Điều khiển: Định hướng các phòng ban chức năng thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu.

 Kiểm soát:

 Kiểm soát các chiến lược xây dựng thương hiệu.

 Kiểm soát nguồn ngân sách cho phát triển thương hiệu.

 Kiểm soát thông tin bên ngoài để kịp thời xử lý.

 Truyền thông: quảng bá thương hiệu trên phương tiện thích hợp.

3.1.5.2.2. Đề ra nhiệm vụ của bộ phận

 Thấu hiểu khách hàng.

 Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quản lý và tổ chức thực hiện phát triển thương hiệu.

 Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo tiếp thị.

 Quản lý dự án xây dựng thương hiệu.

 Quản lý tài sản thương hiệu.

3.1.5.2.3. Xây dựng chức năng của bộ phận

 Phát triển thương hiệu theo hướng đi mới phù hợp với thịtrường.

 Phác thảo ý tưởng xây dựng thương hiệu từ sự thấu hiểu khách hàng,

phương hướng hoạt động hiện nay và trong tương lai của công ty, …

 Đặt tên thương hiệu phải tuân thủ 5 nguyên tắc (phần 1.2.2.6 – trang 10).

 Đánh giá tính khả thi của thương hiệu bằng các cuộc nghiên cứu định tính

và định lượng.

 Phát triển ý tưởng thành các hành động cụ thể thiết kế logo, đưa ra khẩu hiệu, chọn lựa công cụ quảng bá….

 Tổ chức một hoạt động nhỏ bắt đầu sự xuất hiện thương trên thị trường

như công ty mời các khách hàng, đối tác thân thiết tham dự buổi ra mắt hình ảnh mới của công ty.

 Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu

 Hoàn thiện tầm nhìn thương hiệu, mục đích và mục tiêu của thương hiệu, sau khi nghiên cứu thịtrường.

 Định vị thương hiệu là thực hiện bảng định vị và câu phát biểu định vị,

đưa ra các giá trị cốt lõi về nhận thức thương hiệu.

 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tạo sự khác biệt với đối thủ

cũng như dễin đậm tâm trí khác hàng.

 Phát triển kênh truyền thông cho phù hợp với mục đích của hệ thống xây dựng thương hiệu.

 Đánh giá và ghi nhận những thành tích thương hiệu đạt được

3.1.5.3. Hiệu quả dự kiến của giải pháp

 Nguồn ngân sách cho việc xây dựng thương hiệu được phân bố hợp lý.

 Nắm vững hành vi của khách hàng.

 Tăng cường liên kết với thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thịtrường hoạt động.

 Theo dõi và bảo vệthương hiệu .

3.3.Kiến nghị

3.3.1. Nhà nước

Về phía Nhà nước, để hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá và xây dựng thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu ở thị trường nước ngoài cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để hỗ trợ

doanh nghiệp đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu ở thị trường trong nước và cũng như ở thị trường nước ngoài, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí

trên thị trường; nới lỏng biện pháp tài chính cho doanh nghiệp bằng cách không nên khống chế giới hạn về chi phí cho quảng cáo sản phẩm ở mức 5% so với tổng chi phí như hiện nay.

Với trường hợp muốn phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế thì việc đầu

tiên là cần thống nhất quan điểm của mỗi công ty là một sứ giả đại diện cho hoạt động kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài. Với quan điểm này Nhà nước phải xây

dựng cơ chế buộc các cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế của Việt Nam ở nước

ngoài phải nắm được tình hình hoạt động của các nhà đầu tư Việt Nam ở nước mình phụ trách, kịp thời giúp đỡ giải quyết các khó khăn vướng mắc. Ngược lại Nhà nước

phải có biện pháp chế tài buộc các nhà đầu tư có nghĩa vụ thông báo định kỳ tình hình triển khai dự án với đại sứ quán hoặc đại diện thương mại của Việt Nam ở nước

ngoài.

3.3.2. Công ty

Hoạt động quản trị thương hiệu có vai trò phát triển và mở rộng thị trường, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, sử dụng nguồn ngân sách hợp lý, góp phần tăng

doanh thu, lợi nhuận và phát triển công ty bền vững. Còn đối với cộng đồng, quản tị thương hiệu góp phần tăng sức tiêu dùng và nâng cao mức sống nhằm phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hình ảnh cho địa phương và đất nước. Vì vậy, công ty cần thành lập đội ngũ nhân viên có chuyên môn thực hiện việc xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả nhất.

3.4.Kết luận chương 3

Dựa vào những phân tích thực trạng của chương hai, chương 3 đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình xây dựng thương hiệu của công ty.

Vấn đề đầu tiên cần giải quyết chính là khâu thiết kế, hình ảnh và logo công ty quá mờ nhạt, bị trùng lắp quá nhiều với công ty, không tạo được sự khác biệt, gây sự nhầm lẫn cho mọi người.

Muốn tạo thương hiệu mạnh phải chú ý đến môi trường bên ngoài, công ty

luôn hưởng ứng phong trào của xã hội “Bảo vệ môi trường”, thực hiện với môi

trường bên ngoài lẫn môi trường nội bộ.

Nâng cao hình ảnh thương hiệu bằng các hoạt động thiết thực, thực hiện trách nhiệm của công ty đối với xã hội bằng các chương từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học….

Phát triển kênh truyền thông cho thương hiệu thì tùy theo đặc điểm của hai nhóm khách hàng B2B và B2B thì thích hợp nhất là xây dựng website chuyên nghiệp

đầy tính năng và tiện ích, song song là các hoạt động PR mang tính tuyên truyền

thương hiệu công ty.

Cuối cùng là công việc củng cố bộ phận xây dựng thương hiệu, nhằm tiến hành các hoạt động trôi chảy và hiệu quả nhất, giúp thương hiệu công ty đạt được những thành tích nổi bật và các giải thương ghi dấu ấn đối với mọi người.

KẾT LUẬN

Trong năm vừa qua, dù gặp phải không ít khó khăn do sự biến động của thị trường thế giới, nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc và tập thể cán

bộ - công nhân viên, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Intimex đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về kim ngạch, doanh thu, lợi nhuận của mình. Với phương châm "Uy tín là hàng đầu" trong kinh doanh, Intimex Hochiminh đã liên tục mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động, giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong từng năm, qua đó vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên cả nước.

Trong vòng năm năm tới, thương hiệu “Intimex” sẽ không còn xa lạ với người tiêu dùng nữa. Với những điều kiện sẵn có hiện nay, công ty hoàn thiện hê thống xây dựng thương hiệu hoàn chỉnh hơn. Công ty cần có định hướng rõ ràng cho thương

hiệu sẽ theo hướng nào, hoạch định các chiến lược rõ ràng, thực hiện nghiêm chỉnh những công việc đã đề ra, theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện, cuối cùng là đánh

giá và rút kinh nghiệm những thành công và hạn chế của chiến lược.

Mong rằng qua đề tài này, sẽ có ích giúp thương hiệu Intimex Hochiminh ngày càng phát triển và công ty ngày càng lớn mạnh. Cũng như giúp những “Thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu Việt” có hướng đi đúng trên con đường phát triển thương hiệu và có thểđứng vững trên thịtrường thế giới.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu của công ty cổ phần tập đoàn Intimex tp. HCM (Trang 63 - 69)