Kết hợp hài hòa
3.1.3. Giải pháp 3: Nâng cao hình ảnh thương hiệu trong các chương
trình từ thiện.
3.1.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu thứ nhất, công ty thực hiện trách nhiệm xã hội bằng các chương trình từ
thiện giúp đỡ người nghèo, bệnh nhân cơ nhỡ, chăm lo cho các học sinh sinh viên nghèo hiếu học… Mục tiêu thứ hai, qua các hoạt động này sẽ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tốt nhất, thân thiện và thuyết phục.
3.1.3.2. Cách thức thực hiện giải pháp
Tài trợ các gameshow giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn như: Vượt lên chính mình
Mục đích chương trình giúp những người vay nợ ngân hàng không quá 15 triệu
đồng để làm ăn, nếu làm nghề truyền thống sẽ được ưu tiên. Đó là những người không có khả năng trả nợ dù đã nỗ lực làm việc hết sức. Chương trình tuyển người
chơi bằng cách phát thông báo rộng rãi trên truyền hình và gửi công văn đến chính quyền và các tổ chức, đoàn thể cấp xã.
Gameshow là một trong những cách tiếp cận đến người tiêu dùng nhanh nhất và cũng là một phương tiện quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi, và dễ gây sự chú ý với cộng đồng nhất. Tạo hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì hiện nay đang xảy ra một số hiện tượng lạm dụng “hình thức Từ thiện” để quảng bá một cách lộ liễu. Cho nên, công ty cần lựa chọn
những chương trình thực hiện đúng mục đích trong sáng, tránh làm xấu hình
ảnh công ty, gây ấn tượng không tốt cho thương hiệu. Bởi vì trong quá trình trình chiếu sẽ thu hút được một lượng khán giả trung thành. Và sự xuất hiện
liên tục của logo, thương hiệu trên màn hình sẽ có tác động rất lớn đến tiềm
thức của người tiêu dùng. Từ đó, mỗi khi nhắc đến tên chương trình, người ta thường liên hệ ngay đến thương hiệu sản phẩm.(nhắc đến Ðường lên đỉnh
Olympia là mọi người nhớ ngay tới hãng LG).
Chương trình trao học bổng “Sinh viên hiếu học”
Chương trình tài trợ các khoản học bổng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn tại các trường Đại học, Cao đẳng. Nhằm giúp các bạn sinh viên tiếp bước trên
con đường học vấn, tương lai sẽ rộng mở với các bạn.
Đây là hình thức “Lợi cả đôi đường”, vừa tăng giá trị của hình ảnh công ty, vừa tìm được nguồn nhân lực trẻ và có thành tích tốt trong học tập. Và lợi ích tiềm ẩn nữa chính là giới thiệu doanh nghiệp rộng rãi tại các trường đại học, cao đẳng – nơi sản sinh ra những khách hàng, nhà cung cấp tương lai
công ty.
Chương trình “Tài trợ vốn cho các hộkhó khăn buôn bán” Công ty kết hợp với các cơ quan chức năng Hội Phụ Nữ, Ủy Ban Xóa đói giảm nghèo, … ở các quận huyện, tài trợ phần vốn ban đầu cho các hộ có hoàn cảnh khó
khăn muốn kinh doanh buôn bán nhỏnhư:
Cửa hàng tạp hóa nhỏ (bán tại nhà): hỗ trợ vật tư kệ, quầy hàng và số vốn khoảng 15.000.000 đồng mua hàng lần đầu.
Xe hủ tiếu (cơm): hỗ trợ tiền xe 5.000.000 đồng, 3.000.000 đồng mua sắm vật dụng (nồi, ghế, bàn, tô, chén, đũa, muỗng,…) và 5.000.000 đồng tiền mua nguyên liệu nấu hủ tiếu.
Xe bánh mì: hỗ trợ tiền xe bánh mì là 3.000.000 đồng, 3.000.000 đồng mua nguyên liệu bán bánh mì (bánh mì, thịt, đồ hộp, bánh ngọt,...) và 1.000.000
đồng mua vật dụng (dĩa, dao, muỗng,…).
Hỗ trợ tiền vốn sản xuất khoàng từ10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng cho các hộ có nghề truyền thống: đan lát, thổi thủy tinh, làm gốm, đóng giày, …
Ngoài ra, công ty tự tổ chức các chương trình từ thiện sẽ tạo hình ảnh tốt hơn cả phương tiện “Gameshow”. Chứng tỏ sự lớn mạnh, vững chắc
của công ty về vật lực, tài lực và nhân lực. Cũng như công ty xác thực
được những công tác khi thực hiện chương trình. Thương hiện công ty sẽ được in đậm, trường hợp điển hình khi nhắc Thép Pomina gắn liền với
chương trình “Ngôi nhà mơ ước”, Tập đoàn viễn thông Viettel là chương
trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”.
3.1.3.3. Hiệu quả của giải pháp
Hình ảnh thương hiệu dễđi vào tâm trí cúa khách hàng, khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm của công ty nhiều hơn, góp phần tăng ưu thế cho công ty hơn so với các
đối thủ cạnh tranh. Tốc độlưu chuyển dòng vốn của công ty tăng nhanh, kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo, đẩy mạnh sự phát triển của công ty.
Tuy nhiên, giải pháp này phải xuất phát từ lòng hảo tâm và công ty phải có lối
ứng xử khéo léo, tránh những hoạt động từ thiện vì cộng đồng không được thực hiện một cách bài bản và nghiêm túc đã dẫn đến những sự cố “tình ngay lý gian” và có tác dụng ngược lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu và có thể sẽ phá hỏng toàn bộ hình ảnh thương hiệu của công ty (giống như bột ngọt Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải nhưng vẫn nhận được Chứng nhận là một trong những doanh nghiệp bảo vệmôi trường, gây sự bức xức từ cộng đồng).