Kiểm soát của chính phủ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI:TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU pptx (Trang 29 - 34)

Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao của một quốc gia, nhà nước quyết định mọi chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Nhà nước ấn định chế độ tỷ giá hối đoái, quyết định việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán, hoạch định xu thế vận động của tỷ giá và kết quả là tỷ giá được xem như một sản phẩm do bàn tay nhà nước. Trong thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, việc lựa chọn một chế độ hối đoái phù hợp với bối cảnh quốc tế, điều kiện cụ thể của từng nước nhất là các nước đang phát triển luôn là một vấn đề nan giải. Việc lựa chọn ấy cũng như việc điều hành tỷ giá được nhà nước tiến hành thông qua hoạt động của ngân hàng trung ương. Thực tế đã chứng minh rằng nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào việc điều chỉnh tỷ giá, sẽ dẫn đến hiện tượng tỷ giá lệch khỏi trục cân bằng, không phản ánh xác thực cung cầu thị trường, gây

bất ổn trong biến động tỷ giá. Tuy nhiên nếu nhà nước quá lơi lỏng, để tỷ giá hoàn toàn vận động theo cung cầu thị trường thì tỷ giá sẽ luôn có những biến động bất thường, tăng giảm đột ngột do hiện tượng đầu cơ gây nên. Chính vì vậy, sự can thiệp của nhà nước – chính sách thả nổi có điều tiết là rất cần thiết.

Chính phủ có quyền quy định tỷ giá hối đoái. Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, khi đó trong tương lai dòng ngoại tệ sẽ được chảy vào trong nước do hoạt động xuất khẩu được hỗ trợ. Tỷ giá e usd/vnd trong tương lai được dự đoán sẽ tăng và mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá e usd/vnd sẽ tăng nhanh chóng theo tâm lý người bán.

Sơ đồ 3: Quá trình vận động các loại chế độ tỷ giá.

Khi tỷ giá chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi thì mức độ can thiệp của nhà nước giảm dần. Dưới chế độ tỷ giá cố định hoàn toàn, nhà nước can thiệp để giữ tỷ giá ở mức không thay đổi, dưới chế độ tỷ giá tự do thả nổi, nhà nước không can thiệp vào thị trường ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ cần thiết giảm tới mức tối thiểu, điều này có thể làm mất cân đối cung cầu ngoại hối, dẫn đến hiện tượng tỷ giá tăng giảm đột ngột chỉ trong thời gian ngắn. Song

Tỷ giá cố định hoàn toàn

Cố định có khả năng bị điều chỉnh

Ổn định trong thời kỳ nhất định

Thay đổi có quản lý (khung tỷ giá)

hiện nay trên thế giới, đa số can thiệp của nhà nước là có chủ đích và có lợi cho xu hướng vận động của tỷ giá, sự can thiệp ấy thường được tiến hành thông qua ngân hàng trung ương dưới hai hình thức sau:

- Can thiệp theo trách nhiệm: Khi tỷ giá của một đồng tiền trong hệ thống tỷ giá cố định cao hoặc thấp tới cận điểm thì ngân hàng trung ương sẽ can thiệp, sự can thiệp này giúp làm tăng hoặc giảm tỷ giá hối đoái nội tệ.

- Can thiệp tự do: Xảy ra ở cả chế độ tỷ giá cố định lẫn chế độ tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương sẽ can thiệp trước khi xảy ra những biến động tỷ giá đạt tới cận điểm biên độ nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối.

Cho dù ở loại hình can thiệp nào thì sự can thiệp của ngân hàng trung ương lên thị trường ngoại hối luôn nằm trong hai động thái chính sau đây: một là tác động trực tiếp vào khối lượng ngoại tệ trên cơ sở mua vào hoặc bán ra, hai là trực tiếp gây biến động lên mức lãi suất trong nước, gián tiếp làm tăng hoặc giảm tỷ giá nội tệ.

Để thực hiện sự can thiệp của mình, ngân hàng trung ương sử dụng chủ yếu các công cụ sau:

- Lãi suất chiết khấu: việc nâng cao lãi suất chiết khấu có tác dụng thu hút được vốn ngắn hạn chảy vào, sự căng thẳng bớt đi, trong dài hạn, tỷ giá có xu hướng giảm, trường hợp hạ lãi suất chiết khấu, hiệu ứng hoàn toàn ngược lại.

- Nghiệp vụ thị trường hối đoái: Đó là nghiệp vụ về mua, bán ngoại tệ nhằm mục đích điều chỉnh tỷ giá hối đoái bằng cách tác động trực tiếp. Việc mua bán ngoại tệ này cần được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ trên thị trường, không nên áp đặt máy móc mà cần tính toán kĩ lưỡng mức độ can thiệp dựa trên xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế.

- Quĩ bình ổn dự trữ hối đoái: được lập nên từ việc phát hành trái phiếu kho bạc hoặc sử dụng vàng. Khi cán cân thanh toán thâm hụt, quĩ sẽ đưa vàng ra bán để thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, giảm bớt sự lên giá đồng nội tệ và ngược lại.

- Phá giá đồng tiền: là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền so với các ngoại tệ khác, kết quả của phá giá đồng tiền là một sự giảm mạnh trong tỷ giá hối đoái.

Ngược lại, công cụ nâng giá đồng tiền lại được sử dụng với mục đích nâng cao sức mua đồng tiền này so với đồng tiền khác, tạo hiệu ứng tăng tỷ giá hối đoái nội tệ.

Bên cạnh sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái thông qua ngân hàng trung ương, các can thiệp khác đối với các hoạt động thương mại, đầu tư, môi trường… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái. Đơn cử là việc tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô của Bộ Thương Mại sẽ làm giá ô tô trở nên đắt hơn, hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm, tỷ giá đồng nội tệ tăng hay việc hải quan thu giữ lô hàng không cho xuất khẩu khiến nguồn cung ngoại tệ sụt giảm, giá ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá.

Nhìn chung, sự can thiệp của nhà nước có thể làm tỷ giá hối đoái ổn định, song cũng có thể làm tỷ giá đang ổn định bỗng trở thành bất ổn. Mặc dù sự can thiệp ấy là vô cùng cần thiết song điều đó không đồng nghĩa với việc can thiệp liên tục trên thị trường ngoại hối; giải pháp can thiệp khi cần thiết thực tế cho đến nay vẫn luôn là biện pháp tốt nhất cho các nhà quản lý tỷ giá.

Việc điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2/2011 của Ngân hàng nhà nước là một hành động đúng đắn và có trách nhiệm trước bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tỷ giá điều chỉnh tăng 9,3% và thu hẹp biên độ giao dịch từ (+/- 3%) xuống (+/-1%) sẽ làm giảm nhập siêu, gia tăng đầu tư

Các chính sách tỷ giá hiện nay ở Việt Nam đang được áp dụng bao gồm: - Cố định chính thức với một biên độ khá hẹp

- Điều chỉnh việc cố định tỷ giá khá thường xuyên để đối phó với áp lực giảm giá tiền đồng.

- Giao dịch ngoài biên độ được bỏ qua, là một phương tiện giúp tránh áp lực tỷ giá.

- Kỳ vọng về xu hướng giảm giá của tiền đồng được chấp nhận

Chính sách trong giai đoạn này phản ánh những nỗ lực nhằm cân bằng giửa các mục tiêu tăng trưởng và lạm phát trong những điều kiện hết sức khó khăn. Với việc mong muốn duy trì tăng trưởng của chính phủ, trong khi môi trường ngoài biến động mạnh; đồng thời thị trường trong nước chưa phát triển và rất nhạy cảm với những thay đổi về tâm lý đầu cơ và vẫn còn tồn đọng trong cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhà nước cần phải có những cân nhắc hợp lý để đề ra chính sách phù hợp.

Tuy nhiên, chính sách của Việt Nam vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua.

- Việc chính sách chậm phản hồi trước các diễn biến kinh tế dẫn đến gia tăng áp lực lạm phát quá mức ( 2007-2008), đồng thời tạo áp lực lên tỷ giá và dự trữ ( 2009).

- Những chính sách thiên vị đã dẫn tới kỳ vọng mạnh về xu hướng giảm giá của tiền đồng

- Những tác động chính trị có ảnh hưởng, làm sai lệch kết quả khi thực hiện các chính sách tỷ giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự mất cân bằng lâu dài về ngoại hối trên thị trường làm tăng chí phí giao dịch, xói mòn niềm tin vào tiền đồng, gây ảnh hưởng bất lợi tới uy tín của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang có nhiều thay đổi về mặt chính sách. Riêng đối với chính sách quản lý ngoại hối hiện nay, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về ngoại hối trên nguyên tắc là tự do hóa trao đổi các giao dịch vãng lai, từng bước nới lỏng quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối của chúng ta hoạt động phong phú, đa dạng hơn.

Đó là định hướng chính sách quản lý ngoại hối. Điều đó có nghĩa là chính sách tỷ giá của chúng ta sẽ theo hướng ngày càng trở nên linh hoạt. Đương nhiên, đồng đô la Mỹ vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong các giao dịch về thương mại và các giao dịch vốn của nền kinh tế Việt Nam.

Chính sách tỷ giá của Việt Nam cũng sẽ theo hướng tách rời sự neo buộc vào đồng đô la Mỹ để gắn kết vào một số ngoại tệ khác. Chúng ta sẽ lựa chọn nhiều ngoại tệ, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cung ứng bảo hiểm rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái, cho phép các ngoại tệ mạnh trên lãnh thổ Việt Nam được tự do chuyển đổi. Như vậy vai trò của đồng đô la Mỹ sẽ dần hạn chế hơn và thị trường có thể sử dụng rất nhiều đồng tiền trên nền tảng là các đồng tiền đó đã được bảo hiểm bằng các dịch vụ hối đoái do các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại cung ứng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI:TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU pptx (Trang 29 - 34)