Lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ, lãi suất đóng một vai trò quan trọng trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái một cách hợp lý. Xét về định nghĩa, lãi suất được xem là “mối tương quan giữa khoản tiền lãi mà một người cho vay nhận được với khoản tiền vốn mà người đó cho vay, được biểu thị bằng một số phần trăm trong một thời gian nào đó” hay nói một cách đơn giản, lãi suất chính là giá cả của đồng tiền. Lãi suất được xem là công cụ của ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh tỷ giá, một sự gia tăng lãi suất nội tệ thường được sử dụng như một bảo bối kinh điển để bảo vệ tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn.
Lãi suất ảnh hưởng tới cung nội tệ. Khi lãi suất tăng, nhu cầu giữ tiền giảm, dòng vốn nước ngoài đổ vào để được hưởng lãi suất cao hơn. Cầu nội tệ tăng do cung ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá e usd/vnd tăng ngược lại. lãi suất giảm. dòng vốn dịch chuyển ra nước ngoài, ngoại tệ thiếu, giá ngoại tệ tăng, vậy tỷ giá e usd/vnd giảm.
Năm 1989, Chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức cơ bản trong chính sách lãi suất, lần đầu tiên đã phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất
danh nghĩa (lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát; nếu lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát thì lãi suất thực tế = 0, điều này đồng nghĩa với việc gửi tiền không được lãi ), lãi suất tiền gửi nội tệ đã được nâng rất cao vào tháng 3 năm 1989 (12%/tháng) và đã thu hút được một lượng tiền mặt lớn vào ngân hàng, sự sụt giá tiền đồng Việt Nam được chặn đứng cho đến tận đầu năm 1990. Còn đối với lãi suất ngoại tệ, một khi lãi suất ngắn hạn ở một nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, vốn ngắn hạn sẽ chảy vào với mục đích thu lãi dựa trên những khoản chênh lệch đó và kết quả là cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm xuống kéo theo tỷ giá e usd/vnd tăng lên.
Xét riêng thị trường Việt Nam, vấn đề lãi suất nóng lên cũng gây tác động xấu tới tỷ giá hối đoái. Nếu xu hướng chung năm 2003 trên thế giới là duy trì lãi suất ở mức thấp thì Việt Nam lại đi theo chiều hướng mức lãi suất cao, tính trung bình năm 2003, lãi suất VND cao hơn lãi suất USD tới khoảng 6%, việc VND đang bị định giá cao so với giá trị thực là 20% cộng với sự tăng tốc chỉ số giá tiêu dung việt nam, vô hình chung cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế có xu hướng tăng, gây tổn hại đến các hoạt động xuất khẩu, du lịch, đầu tư nước ngoài. Hiện nay, lãi suất đã được điều chỉnh bằng nhiều biện pháp cụ thể. Đầu năm 2010 NHNN Việt Nam đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức 8%. Ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 2% và áp trần lãi suất huy động USD ở mức 3%. Tuy nhiên, nhìn chung thì lãi suất ở Viêt Nam vẫn còn ở mức cao, duy trì lãi suất cho vay từ 16-20% trong năm 2010 và đầu năm 2011.
Tuy nhiên cũng có trường hợp tác động tăng hoặc giảm của lãi suất không hề gây ra biến động nào cho tỷ giá hối đoái, đó là trường hợp nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn có nguy cơ khủng hoảng, khi ấy cho dù lãi suất có tăng đến mấy cũng không có một nhà đầu tư nào làm cái việc chuyển vốn của mình vào nơi tiềm ẩn quá nhiều rủi ro để ăn chênh lệch lãi suất cả.
Song dù thế nào đi nữa thì trong điều kiện kinh tế bình thường, lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc điều hành chính sách lãi suất
không hiệu quả có thể gây ra những bất lợi như nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát chảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Mặc dù có thể xem lãi suất luôn như là một công cụ hữu hiệu để chuyển hướng tỷ giá theo mục tiêu các nhà quản lý song lãi suất chỉ phát huy hiệu quả của nó trong ngắn hạn. Về lâu dài, giải pháp này có thể gây ra những tác động tai hại lên toàn bộ nền kinh tế, tăng sức ép lên tỷ giá hối đoái bởi bản chất của vấn đề chính là sức mua thực sự của đồng tiền hay là sức sản xuất của nền kinh tế chứ không phải một sự lên giá tạm thời.