Nói một cách ngắn gọn, hiện tại Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc. Tình trạng nhập siêu của nước ta không phải là chủ đề mới. Và để kiểm soát tình trạng này, Ngân hàng nhà nước cần phải theo dõi sát sao sự điều chỉnh tỷ giá giữa các nước, đồng thời điều chỉnh tỷ giá VND/USD theo tình hình cho phù hợp. Lấy ví dụ, việc điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2/2011 của Ngân hàng nhà nước là một hành động đúng đắn và có trách nhiệm trước bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tỷ giá điều chỉnh tăng 9,3% và thu hẹp biên độ giao dịch từ (+/-3%) xuống (+/-1%) sẽ làm giảm nhập siêu, gia tăng đầu tư.
Tỷ giá là một trong những biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô, biến số này tác động trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia. Trong Hội nghị Vietnam CFO Summit nhiều chuyên gia đã gửi những ý kiến tranh luận về vấn đề nên thả nổi hay kiểm soát tỷ giá trong bối cảnh kinh tế hiện tại.
Dưới góc nhìn của một công ty kiểm toán, ông Tom Herron (GĐ Khối Tư vấn Dịch vụ Rủi ro của E&Y Việt Nam) cho rằng nên ổn định tỷ giá VND/USD và trong trường hợp bất khả kháng phải điều chỉnh thì nên chăng điều chỉnh một cách linh hoạt và chậm dần đều bởi vì theo ông điều này giúp tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra USD.
Trong khi đó ông Matthew Mirecki, chuyên gia kinh tế của Mekong Economics cho rằng nên tiếp tục phá giá VND bởi hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang có mức nhập siêu khá lớn. Trong 5 tháng đầu năm 2011, tổng nhập siêu lên đến 6,54 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 18,8% kim ngạch xuất khẩu. Theo quan điểm của Matthew, nếu tiếp tục giảm giá VND sẽ tạo đà cho xuất khẩu và hướng tới mục tiêu giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Theo nhìn nhận, nếu chính phủ hướng tới mục tiêu chính sách ngắn hạn là giảm thâm hụt cán cân thương mại có lẽ việc điều chỉnh hạ giá VND là giải pháp có thể tính đến trước mắt. Trong khi đó, nếu tính đến dài hạn hơn một chút, việc ổn định hoặc nâng giá VND sẽ không chỉ kích thích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Việt Nam mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng tích luỹ tài sản tính bằng tiền đồng và góp phần hạn chế tình trạng dollar hoá trong nền kinh tế.
Thực trạng nền kinh tế việt nam hiện nay:
Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm 4.5186%( tính theo số liệu tổng cục thống kê) , nhưng đồng tiền thanh toán chủ yếu lại dùng USD.
Việc đa dạng hoá đồng tiền thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như góp phần làm giảm áp lực tỷ giá USD/VND. Trong thanh toán quốc tế nên dùng thêm các loại tiền tệ mạnh như Euro, Yên Nhật, Đô la Canada, Đô la Úc, Đô la Hồng Kông, Đô la Singapore, Franc Thuỵ Sỹ và Bạt Thái hoặc các loại tiền tệ của các quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu
lớn như Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc để tránh sự lệ thuộc quá mức vào usd như hiện nay.
Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ những quốc gia, vùng lãnh thổ này chiếm 91.8193% %( tính theo số liệu tổng cục thống kê) trên tổng kim ngạch nhập khẩu, và như vậy nếu chúng ta sử dụng các loại tiền này trong thanh toán nhập khẩu thì sẽ làm giảm nhu cầu mua USD cho thanh toán nhập khẩu xuống 91.8193%
Như vậy chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đang rất được quan tâm, đó là việc nhiều doanh nghiệp của Việt Nam lệ thuộc vào đồng USD cho hoạt động nhập khẩu.
Kết quả của việc sử dụng các ngoại tệ khác ngoài USD sẽ tiết kiệm đáng kể, thời gian, chi phí trung gian, nhà nhập khẩu có điều kiện mua hàng hoá với giá rẻ hơn. Giảm sức ép phải mua usd phục vụ thanh toán, ngân hàng có điều kiện giảm chi phí cho khách hàng của mình. Nền kinh tế vận hành và phát triển theo hướng có lợi nhất.
Tuy nhiên có thể thấy, trong ngắn hạn, vàng là giải pháp được ưa chuộng hơn cả. Một thuận lợi đặc biệt của vàng là có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền nào, được chấp nhận ở mọi quốc gia trên thế giới. Khi thế giới bất ổn, tâm lý bất an, vàng là một hầm trú ẩn an toàn. Chính điều này đã kéo theo sự tăng mạnh về giá vàng trong giai đoạn gần đây. Nhưng ngược lại, tích trữ vàng quá nhiều trong ngân khố và trong dân sẽ khó thúc đẩy được nền sản xuất kinh doanh trong nước. Và hiện trạng Việt Nam đang nằm trong top 10 các nước trữ vàng nhiều nhất thế giới đang đặt ra vấn đề cho các nhà chính sách.
KẾT LUẬN
Qua những định lượng phân tích ở trên chúng ta có thể thấy chính sách phá giá VND chưa đem lại kết quả giảm thâm hụt thương mại như mong muốn do nền kinh tế nước ta xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu .
Thâm hụt thương mại có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn cũng do việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực doanh nhà nước - điển hình là vụ vinashin , cung tiền quá mức làm tăng lạm phát trong nước giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nước ngoài cũng như nội địa. Chính sách tỷ giá chạy theo diễn biến thị trường nhiều thời điểm còn bất hợp lý, trong khi đó trên thế giới tình hình chiến tranh tỷ giá đang diễn ra hết sức khốc liệt và sẽ là bất lợi cho cán cân thương mại nếu không thay đổi việc điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước trong thời gian vừa qua. Những kết quả định lượng được dự báo trong bài hy vọng phần nào giúp việc quản lý ngoại hối, cải thiện cán cân thương mại tốt hơn.
Để kết thúc cuộc chiến tỷ giá sẽ gây thiệt hại chung cho cả nền kinh tế thế giới, áp dụng lại chế độ bản vị vàng xem ra là cách giải quyết duy nhất và tốt nhất trong thời điểm hiện tại.
Hướng phát triển của đề tài là mô hình hoá lý thuyết trò chơi tỷ giá cho các quốc gia tuy nhiên do điều kiện về thời gian nên chưa kịp hoàn thành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu:
PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính - Tiền tê - Ngân hàng, NXB Thống Kê
PGS.TS Nguyễn Văn Công, Bài giảng và thực hành kinh tế vĩ mô II, NXB Lao động
Các website: - imf.org - cafef.vn - vneconomy.com - baomoi.com - dantri.com.vn - ktqd.com.vn - vi.wikipedia.org - ec.europa.eu - gso.gov.vn - fia.mpi.gov.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---o0o---
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng năm 2011 Tên công trình : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU
Thuộc nhóm ngành : XH1A
Họ và tên sinh viên: Trần Thanh Tùng Nam Dân tộc : Kinh Lớp: A8 Khoá : 48 Khoa : Kinh tế năm thứ : 2/4
Ngành học : Kinh tế đối ngoại
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bá Tùng Nam Dân tộc : Kinh Lớp: A14 Khoá : 48 Khoa : Kinh tế năm thứ : 2/4
Ngành học : Kinh tế đối ngoại
Họ và tên sinh viên : Trần Quý Nhân Nam Dân tộc : Kinh Lớp: A9 Khoá : 48 Khoa: Tài chính ngân hàng năm thứ : 2/4 Ngành học : Ngân hàng
Họ và tên sinh viên : Trần Thị Hương Giang Nữ Dân tộc : Kinh Lớp: A1 Khoá : 48 Khoa: Kinh tế năm thứ : 2/4
Ngành học : Kinh tế đối ngoại
Người hướng dẫn : Không
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---o0o---
Hà Nội, ngày 10 Tháng 7 năm 2011
Kính gửi: Ban Tổ chức
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng ĐHNT năm 2011”
Họ và tên sinh viên: Trần Thanh Tùng Nam Dân tộc: Kinh Lớp: A8 Khoá : 48 Khoa: Kinh tế năm thứ : 2/4
Ngành học : Kinh tế đối ngoại (Chịu trách nhiệm chính)
Địa chỉ nhà riêng: nhà 2B, ngõ 1002/1194 láng, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 01675340099
Địa chỉ email: TRANTHANHTUNG_FTU_A8KT@yahoo.com
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bá Tùng Nam Dân tộc : Kinh Lớp: A14 Khoá : 48 Khoa : Kinh tế năm thứ : 2/4
Ngành học : Kinh tế đối ngoại
Họ và tên sinh viên : Trần Quý Nhân Nam Dân tộc : Kinh Lớp: A9 Khoá : 48 Khoa: Tài chính ngân hàng năm thứ : 2/4 Ngành học : Ngân hàng
Họ và tên sinh viên : Trần Thị Hương Giang Nữ Dân tộc : Kinh Lớp: A1 Khoá : 48 Khoa: Kinh tế năm thứ : 2/4
Ngành học : Kinh tế đối ngoại
Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Tổ chức cho chúng tôi được gửi công trình nghiên cứu khoa học để tham gia Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2011”.
Tên đề tài: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU. Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình do chúng tôi thực hiện và không phải là luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực tập.
Nếu sai, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường.
Ngƣời làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)