Trung Quốc và Mỹ đang tiến rất gần đến một cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng, sau khi hai bên đều đưa ra những thái độ và hành động dẫn đến mâu thuẫn leo thang và vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào chính thức. Và trong cuộc chiến này, Mỹ đã bắt đầu nhận được sự ủng hộ của các đồng minh châu Âu cũng như các tổ chức tài chính hàng đầu của thế giới như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Cuộc chiến này rồi sẽ đi về đâu?
Như đã phân tích ở trên, việc Trung Quốc và Mỹ dựa vào nhau quá nhiều là mấu chốt của vấn đề. Nhà Trắng không dám nặng tay với Trung Quốc, bởi lo sợ những hành động trả đũa của họ, điều này chỉ khiến cho cả hai bên cùng bị thiệt hại. Mặt khác, Mỹ cũng không thể nhờ cậy IMF, World Bank hay WTO can thiệp vì cơ chế của những tổ chức này. Thêm vào đó, khi lấy lòng các nghiệp đoàn hòng nhận được sự ủng hộ đối với các chính sách trong nước, ông Obama lại làm mất lòng Bắc Kinh trong khi Mỹ đang cần Trung Quốc giúp đỡ về những vấn đề như thay đổi khí hậu, thương thuyết về vũ khí hạt nhân với CHDCND Triều Tiên và Iran và vấn đề kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, rất có khả năng các quyết định của Chính phủ Mỹ liên quan đến thương mại và tài chính quốc tế thời gian tới sẽ bị hạn chế bởi sự phụ thuộc về tài chính từ Trung Quốc.
Nói tóm lại, không phải là do Mỹ thiếu sức mạnh để đối phó, mà là điều ràng buộc giữa hai nền kinh tế này là quá lớn: Mỹ cần tiền của Trung Quốc còn Trung Quốc lại cần thị trường của Mỹ. Cuộc chiến sắp tới sẽ phức tạp nhưng cuối cùng nó cũng “bất phân thắng bại” vì cả hai bên đều cần duy trì quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Vậy rõ rang, cuộc chiến tranh đã và đang xảy ra, Mỹ và Trung Quốc đều tin tưởng vào chính sách của mình. Thực tế, Mỹ đang muốn thổi bùng lên lạm phát ở Trung Quốc còn Trung Quốc muốn Mỹ phải chịu giảm phát. Cuộc chiến chưa chấm dứt và thế giới vẫn đang hứng chịu hậu quả của nó.