Quyết toán năm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng các hiệu quả phương thức thanh toán điện tử tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 45)

II Phương thức thanh toán điện tử ở NHCT Việt Na m:

c/ Quyết toán năm:

Ngày 31/12 các NH khởi tạo phải chấm dứt việc lênh thanh toán cuối cùng đúng giờ quy định của TTTT . Sau đó tiến hành đối chiếu doanh số thanh toán 31/12 và doanh số tháng, doanh số năm với TTTT.

Các NH nhận chuyển tiền phải đợi TTTT thông báo đã chuyển hết lệnh thanh toán đó đến trong ngay và cho lệnh khoá sổ NH nhận mới được khoá sổ đồng thời tiến hành đối chiếu tập tin đến trong ngày, doanh số đến trong tháng, doanh số đến trong năm với TTTT.

Tại các Chi nhánh NHCT phải tra soát xử lý tất toán hết số dư trên các TK điều chuyển vốn chờ thanh toán, điều chuyển vốn thanh toán khác hệ thống cuối ngày 31/12.

Trung tâm thanh toán phải nhận hết các chứng từ chuyển tiền đi và đến chuyển hết chứng từ về NH nhận sau đó đối chiếu với từng Chi nhánh:

+ Doanh số đi trong ngay, trong tháng, trong năm + Doanh số đến trong ngày, trong tháng, trong năm

+ Số liệu giữa các Chi nhánh NHCT và TTTT khớp đúng không còn chênh lệch

+Tổng doanh số chuyển đi trong năm bằng tổng doanh số nhận đến trong năm của toàn hệ thống NHCT

+Tài khoản điều chuyển vốn chờ thanh toán, TK điều chyển vốn thanh toán khác hệ thống của toàn hệ thống NHCT không còn số dư thi lúc đó TTTT mới được khoá sổ ngày 31/12 và khóa sổ năm để lên cân đối.

Chậm nhất ngày 31/01 đầu năm sau các Chi nhánh phải chuyển tập tin báo cáo thanh toán điện tử về TTTT kèm theo:

+ Báo cáo thanh toán điện tử

+ Báo cáo thanh toán theo cơ chế thanh toán của NHNN

+ Các biểu thống kê, các báo cáo được lập phải trên cơ sở số liệu của bảng cân đối doanh nghiệp năm.

Chương II

Thực trạng tổ chức thanh toán điện tử tại NHCT Thanh Xuân - Hà nội

I/ Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 1/ Đặc điểm chung và những thuận lợi, khó khăn của NHCT Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân được thành lập từ đầu năm 1997 là địa bàn có thế mạnh về sản xuất công nghiệp, có nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường tiền tệ tín dụng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn, cung ứng vốn tiền tệ và dịch vụ. Thanh toán góp phần tạo môi trường giúp các Doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, và đời sống xã hội ngày 08/03/1997 Chủ tính Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ra quyết định thành lập số 17/HĐQT -QĐ về việc thành lập Chi nhánh NHCT Thanh Xuân và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/04/1997.

Chi nhánh NHCT Thanh Xuân ra đời đánh giá sự phát triển không ngừng của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước nói chung, sự phát triển hoạt động kinh doanh, dịch vụ tiền tệ, thanh toán của hệ thống NHCT nói riêng. Từ một phòng giao dịch chủ yếu huy động tiết kiệm và cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nâng cấp thành Chi nhánh trực thuộc NHCT Đống Đa với chức năng hoạt động đầy đủ của một Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Quốc doanh đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Ngay từ khi thành lập, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã phải đối mặt với những thử thách lớn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng do “sinh sau đẻ muộn” các đơn vị tổ chức kinh tế đều đã quan hệ lậu đời và mật thiết với các tổ chức tín dụng lớn trên địa bàn thành phố Hà nội.

Mặt khác tình hình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp khó khăn do năng lực tài chính yếu, kỹ thuật công nghệ thiếu đồng bộ và lạc hậu, thiếu vốn để đầu

tư, công nợ lớn ở nhiều đơn vị nên có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.

Do Chi nhánh mới thành lập nên cơ sở vật chất và văn phòng giao dịch còn chật hẹp, lượng khách hàng đến giao dịch còn chưa nhiều, dư nợ cho vay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên Đảng uỷ Ban giám đốc NHCT Thanh Xuân đã xây dựng phương hướng kinh doanh và các biện pháp để triển khai nhiệm vụ kinh doanh của các năm sau đó, lấy mục tiêu “ Hiệu quả kinh doanh gắn với an toàn vốn” là tư tưởng chỉ đạo để động viên Cán bộ công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra và của cấp trên giao cho Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.

 Về thuận lợi:

NHCT Thanh Xuân hoạt động trên địa bàn quận Thanh Xuâncó thế mạnh về sản xuất công nghiệp, có tiềm năng mở rộng thị trường . Được sự quan tâm của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam đến tháng 3/1999 NHCT Thanh Xuân tách khỏi NHCT Đống Đa là Ngân hàng phục vụ với NHCT Việt Nam.

NHCT Thanh Xuân đã mở rộng hoạt động kinh doanh bằng nhiều hình thức, như mở rộng thêm các Quỹ Tiết kiệm để huy động tăng nguồn vốn cho Chi nhánh , mở rộng mạng lưới marketing.

Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, đổi mới phong cách làm việc văn minh lịch sự, tận tình với khách hàng , đã gây được niềm tin cho khách hàng.

 Khó khăn:

Tuy là quận có tiềm năng về công nghiệp nhưng là NH “sinh sau đẻ muộn”

nên Chi nhánh NHCT Thanh Xuân gặp rất nhiều khó khăn , khách hàng ít không có khách hàng truyền thống, đội ngũ cán bộ công nhân viên chiếm phần lớn sinh viên mới ra trường, và các NH khách chuyển về, cho nên trình độ của cán bộ còn bất cập với nhau.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như trên nhưng trong các năm qua NHCT Thanh Xuân đã khắc phục cơ bản những khó khăn tồn tại đó. Đảng uỷ cùng với Ban giám đốc luôn đi sâu, đi sát nắm tình hình của các đơn vị có mở TK tại NH, qua đó nắm được nhu cầu vay vốn của đơn vị. Mặc dù lãi suất cho vay và nhận tièn gửi trong những năm gầy đây liên tục giảm, chênh lệch đầu vào - đầu ra ngày càng thu hẹp, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra quyết liệt. Nhưng với những biện pháp kinh doanh tích cực NHCT Thanh Xuân quyết tâm thực hiệm mục tiêu kinh doanh “ổn định, an toàn, hiêu quả và phát triển”.

2/ Định hướng phát triển của NHCT Thanh Xuân:

Xác định năm 2000 là năm cuối cùng của thiên kỷ 2000 nền kinh tế xã hội diễn biến phức tạp. Nhìn lại cả năm 1999 trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn thách thức, nhịp độ phát triển kinh tế bị giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực tiếp tục gây nhiều bất lợi đối với nước ta, sản phẩm sản xuất ra bị tồn đọng không tiêu thụ được. Hoạt động NH trong hoàn cảnh nền kinh tế ở trong trạng thái thiểu phát kéo dài nên gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng uỷ và Ban giám đốc NHCT Thanh Xuân đã từng bước nắm bắt tình hình kinh tế của quận cũng như của Thành phố Hà nội để có hướng đầu tư, tăng cường công tác tiếp thị, nâng thị phần huy động vốn và cho vay.

Đẩy mạnh huy động vốn bằng cách mở rộng mạng lưới tiết kiệm, vận động khách hàng, quan tâm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, làm tốt công tác tiếp thị tăng cường mở rộng quan hệ giữa khách hàng với NH để cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng cho vay dài hạn, việc mở rộng cho vay phải an toàn thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tăng cường kiểm tra kiểm soát, nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, tích cực thu hồi nợ quá hạn, tăng cường công tác quản lý tài chính, tăng thu dịch vụ, chi tiêu tiết kiệm , hợp lý đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Thực hiện tốt kế hoạch thu - chi tiền mặt, đáp ứng nhu cầu chi trả cho vay thanh toán cho khách hàng, đảm bảo an toàn kho quỹ, đúng quy trình nghiệp vụ, phối hợp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , Chính quyền. Công tác đoàn thể đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2000.

Trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã bám sát vào sự chỉ đạo của NHNN, NHCT Việt Nam trên cơ sở đó có nhiều biện pháp thích hợp để tháo gỡ những khó khăn của mình, đảm bảo nguồn vốn đầu tư có hiệu qủa hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân, để tiếp tục phát triển đạt được những kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân.

II/ Khái quát kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân: 1/ Mô hình tổ chức mạng lưới: 1/ Mô hình tổ chức mạng lưới:

Chi nhánh NHCT Thanh Xuân gồm có 135 cán bộ công nhân viên trong đó: - Ban giám đốc gồm 1 đ/c giám đốc và 2 phó giám đốc

- Phòng kiểm tra nội bộ: Kiểm tr các nghiệp vụ phát sinh của NH

- Phòng nguồn vốn: Nhiệm vụ chủ yếu là viện pháp tăng huy động vốn - Phòng kinh doanh: Cho vay đối với các tổ chức kinh tế gồm (cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn)

- Phòng kiểm tra: Quản lý tài chính và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán

- Tổ điện toán thuộc phong kế toán : Xử lý thông tin, truy cập thông tin và số liệu, quản lý máy vi tính.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương.

- Phòng Ngân quỹ : Thu chi tiền mặt, cân đối điều hoà tiền mặt của Ngân hàng.

Do cơ cấu tổ chức hợp lý, nên phòng có một chức năng nhiệm vụ riêng nên đã phát huy tạo được công việc, tạo được sự nhịp nhàng giữa các phòng. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng và các biện pháp tổ chức chỉ đạo một cách sát thực , kết quả những năm qua NHCT Thanh Xuân kinh doanh đều đạt chỉ tiêu do NHCT Việt Nam đề ra.

Để hiểu rõ vê kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân điểm qua một số lĩnh vực nghiệp vụ chủ yếu sau:

2/ Kết quả công tác nguồn vốn:

Nhiệm vụ năm 1999 là đẩy mạnh công tác huy động vốn là tiền gửi dân cư, các đơn vị kinh tế lớn có TK mở tại NHCT Thanh Xuân. Để chủ động nguồn vốn. Triền khai quyết định 68 HĐQT ngày 26/10/1999 thực hiện chương trình giao dịch tiết kiệm mới theo lô cuối ngày và tức thời đến nay được đảm bảo an toàn và chính xác.

Huy động vốn là mục tiêu, tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, mở rộng hoạt động kinh doanh của NH.

Tính đến 31/12/1998 và 31/12/1999 Chỉ tiêu Thực hiện năm 1998 Thực hiện năm 1999 So sách 99/98 Tổng nguồn vốn huy động

(Cộng cả ngoại tệ quy đổi)

301.280 350.089 116%

TG dân cư 242.765 285.908 118%

Tổng nguồn vốn huy động bình quân (cả ngoại tệ quy đổi): Năm 1999 là 350.089 tỷ so với năm 1998 là 301.280 tỷ tăng 48.809 tỷ.

Tỷ lệ Tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng thấp: Năm 1999 chiếm 19% ; Năm 1998 chiếm 18% so với tổng nguồn vốn huy động.

3/ Kết quả kinh doanh sử dụng vốn:

Với tinh thần nâng cao chất lượng tính dụng đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn NHCT Thnah Xuân đã thực sự giúp các Doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, Chi nhánh luôn quan tâm trước tình hình khó khăn về tài chính của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khả năng cho phép để giúp các Doanh nghiệp thực hiện tốt nghiệp vụ kinh doanh của mình.

Tổng hợp số liệu sử dụng vốn của NHCT Thanh Xuân

Chỉ tiêu Thực hiện năm 1998 Thực hiện năm 1998 So sánh 98/99 Cho vay ngắn hạn 230.217 265.321 115%

Cho vay trung hạn và dài hạn 20.445 24.964 112%

Tổng dư nợ 25.662 290.285 116%

Qua số liệu trên cho thấy tổng dư nợ đầu năm 1999 tăng so với năm 1998 là 39.623 tỷ tăng 116 % so cùng kỳ năm trước.

Tại NHCT Thanh Xuân cho vay chủ yếu đối với các Doanh nghiệp Nhà nước, còn đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng hơn 2% nợ quá hạn chiếm 0,34% trên tổng dự nợ.

4/ Kết quả kinh doanh:

Trong những năm qua khối lượng Thu - Chi tiền mặt rất lớn, xong không xảy ra trường hợp sai sót nào, có nhiều gương tốt trả tiền thừa cho khách hàng với số tiền năm 1998 là 150.250.000 đ và 1999 là 160.258.000 đ.

Công tác kho quỹ được quan tâm đúng mức, Cán bộ công nhân viên phòng kho quỹ chấp hành đúng chế độ quy định , quản lý kho đảm bảo tuyệt đối an toàn.

5/ Kết quả tài chính:

Thực hiện tốt việc chuyển đổi tiết kiệm mới và chương trình giao dịch hạch toán , tín dụng trên môi trường kỹ thuật đảm bảo thanh toán nhanh, an toàn, chính xác. Làm tốt công tác hạch toán để khắc phục sự cố Y2K hạch toán chính xác trung thực , khớp đúng giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp.

Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện tốt kế hoạch quản lý tài chính kinh doanh có hiệu quả.

Trong những năm qua NHCT Thanh Xuân tuy mới được thành lập cũng gặp không ít những khó khăn nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của Ban giám đốc NHCT Thanh Xuân đã đạt được những kết quả kinh doanh có lãi.

Năm 1999 : lãi 2.832.536 tỷ

III/ Một số nét về tình hình thực hiện các nghịêp vụ thanh toán nói chung:

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thanh toán là góp phần nâng cao tấc độ chu chuyển của nền kinh tế, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. NHCT Thanh Xuân đã áp dụng các quy trình thanh toán thích hợp, đảm bảo kịp thời chính xác, an toàn không để trườnghợp nào gây thất thoát tài sản của NH cũng như của khách hàng. Trong khâu thanh toán chủ yếu hiện nay là thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ đã rút ngắn thời gian từ 3 đến 4 ngày xuống còn 1 ngày, doanh số thanh toán ngày càng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Năm 1998 : 3.259 món với tổng số tiền 426.578 tỷ đồng

Qua thanh toán điện tử gồm có chuyển tiền của các Doanh nghiệp và chuyển tiền cá nhân.

- Thanh toán bù trừ: 2.050 món với tổng số tiền 356.328 tỷ đồng Năm 1999 : 4.362 món với tổng số tiền 657.829 tỷ đồng

- Thanh toán điện tử:

- Thanh toán bù trừ : 3.346 món với tổng số tiền 526.289 tỷ đồng

Thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ lệ cao đạt 86%

IV - Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT Thanh Xuân

Những năm gần đây phương trâm chỉ đạo của NHCT Việt Nam “phát triển -

an toàn - hiệu quả” ngày 01/07/1996 NHCT Thanh Xuân đã thực hiện phương thức

hàng, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của Chi nhánh nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đến cuối năm 1999 đã có 756 đơn vị mở TK và thanh toán qua NH . Trong đó TKTG là 566 ; TK tiền vay là 190.

Đánh giá chung về các điều kiện và nhân tố ảnh hưởng

Đến nay gần 4 năm thực hiện nghiệp vụ thanh toán điện tử, Chi nhánh đã góp phần không nhỏ trong việc lưu chuyển vốn, tăng tốc độ sản xuất - tái sản xuất của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó Chi nhánh đã chiếm nhiều ưu thế cạnh tranh cùng với các bạn hàng, đặc biệt đã gây được sự tin tưởng, an tâm đối với khách hàng trong việc chuyển tiền rất nhanh chóng , với mạng lưới thanh toán điện tử rộng khắp cả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng các hiệu quả phương thức thanh toán điện tử tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)