Kiến nghị cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng các hiệu quả phương thức thanh toán điện tử tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 71 - 78)

Ngành ngân hàng hiện nay đang trong quá trình đổi mới một cách toàn diện, tuy nhiên trong quá trình đổi mới nghành ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương Thanh xuân nói riêng đã gặp phải một số khó khăn. Những khó khăn đó hệ thống ngân hàng công thương đã nhanh chóng khắc phục và sữa chữa có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Trong quá trình thực hiện phươg thức thanh toán điện tử đã khắc phục được nhiều nhược điểm, nhưng vẫn còn một số tồn tại, vì vậy cần thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ của phương thức thanh toán điện tử đòi hỏi hệ thống Ngân hàng Công thương phải nhánh chóng cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như nâng cao trình độ của cán bộ trực tiếp làm việc.

Qua một thời gian áp dụng thanh toán điện tử tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân ta thấy một số đã đạt được như tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thanh toán nhanh chóng kịp thời chứng từ thanh toán giữa khách hàng với nhau chỉ trong 1 ngày là tiền đã về đến TK, tạo được lòng tin với khách hàng, trong quá trình thực hiện chứng từ thanh toán điện tử thì vẫn cần phải khắc phục sửa đổi một số điểm nhằm hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế.

NHCT Thanh Xuân mới được thành lập tháng 04/1997 cho nên về cơ sở vật chất rất thiếu như máymóc là phương tiện để sử dụng hàng ngày, hàng giờ, nhưng số lượng máy dùng cho thanh toán điện tử quá ít, thực tế có 2 máy dùng cho thanh toán điện tử (1 máy đã quá cũ Olivetti đọc rất chậm, 1 máy Dell mới nhưng khi in các chứng từ như: Giấy nộp tiền, Ngân phiếu, Séc thì máy lại không in được )cho nên đối với chị em làm trực tiếp rất vất vả nhất là đối với chứng từ đi buổi chiều, phần nào cũng ảnh hưởng làm hạn chế đến năng suất lao động

NHCT Thanh Xuân cần trang bị thêm 2 máy tính nữa và 1 máy in còn máy tính cũ Olivetti đưa sang dùng cho công tác khác.

Sự cố kỹ thuật vẫn xẩy ra không những ở TW mà ngay tại Chi nhánh, do vậy cần có phương án củng cố lại mạng máy tính, đường truyền, các thiết bị về máy tính để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế và phục vụ kịp thời, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác và thuận tiện giao dịch của khách hàng, công tác thanh toán được đảm bảo.

Trong thực tế thì sự cố kỹ thuật vẫn còn xảy ra như hỏng máy chủ ở NHCT Việt Nam đã không hoạt động được làm cho cả hệ thống bị ngừng, tất cả các bảng kê đi và đến giữa các NHCT với nhau không thanh toán được. Đối với mạng của NHCT Thanh Xuân thì sự cố cũng xẩy ra, bảng kê không chuyển đi được nhưng kỹ thuật đã cố gắng khắc phục, tuy nhiên cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh toán của khách hàng. Trườngh hợp trên toàn bộ chứng từ đã hạch toán vào máy và tính ký hiệu mật, chứng từ không chuyển đi được, thì NH cho vào mục tồn đọng, đối với chứng từ tiền mặt và tiền vay thì Chi nhánh lập phiếu đánh tay vào máy hạch toán vào TK điều chuyển vốn chờ thanh toán.

Hạch toán:

Nợ : Tiền mặt, tiền vay, ngân phiếu Có : 5191.08...

Đối với trường hợp trên Các chi nhánh rất mất thời gian như phải lập phiếu, đánh chứng từ vào máy..., từ đó việc thanh toán tiền hàng giữa khách hàng bị chậm lại, làm giảm lòng tin với khách hàng.

Kiến nghi:

NHCT Việt Nam cần phải có biện pháp rất cụ thể về hệ thống mạng máy chủ, nếu trường hợp máy chủ bị hỏng thì cần phải có 1 máy chủ khác dự bị, hoặc máy hỏng cần có mạng dự phòng

Đối với NHCT Thanh Xuân trước mắt cần hoàn thiện và nâng cấp mạng cũ, và đề nghị với NHCT Việt Nam xin kinh phí mắc lại máy móc toàn bộ để tránh các trường hợp trên xảy ra.

Việc trang thiết bị, xử lý công nghệ phục vụ thanh toán của NHCT mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Do vậy không ngừng nâng cao trình độ cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật kể cả chiều sâu lẫn chiều rộng.

Thường xuyên nâng cao kiến thức khoa học mới cho cán bộ như sử dụng máy tính thao tác các nghiệp vụ đối với cán bộ làm trực tiếp thanh toán điện tử.

Đối với nhứng món chuyển tiền bắc cầu khác hệ thống, khác tỉnh theo NHCT Việt Nam là những món 200 triệu đồng trở xuống thì đi qua các NHCT tỉnh đó. Còn 210 triệu trở lên thì đi qua tiền gửi tại NHNN. Kiến nghị NHCT Việt Nam cần nghiên cứu tăng thêm những món tiền bắc cầu từ 250 triệu hoặc 300 triệu để tận thu dịch vụ vì những món đi qua tiền gửi NHNN thì NHCT đó không được thu phí, phần phí đó NHNN trực tiếp thu.

Phần tra soát những sai lầm do sai tên hoặc TK giữa các NHCT với nhau còn chậm, chưa đôn đốc khách hàng kịp thời. Đối với những tra soát đi NH tỉnh thì NHCT Thanh Xuân để quá chậm chưa chuyển kịp thời cho NH bạn hoặc ngược lại.

Đối chiếu chi tiết giữa các Chi nhánh với Trung tâm thanh toán (NHCT Việt Nam ) còn gặp những hạn chế, thời gian Chi nhánh đợi Trung tâm thanh toán quá lâu

mặc dù Trung tâm thanh toán đã nhận được đối chiếu chi tiết của Chi nhánh, cần phải tăng thêm người trực tại Trung tâm thanh toán, do hơn 90 Chi nhánh thực hiện đối chiếu chi tiết bảng kê nên hàng ngày phải ngoài 16h30’ đến 17h Chi nhánh mới nhận hết bảng kê.

Kết luận

Từ nền kinh tế sản xuât hàng hoá tới nền kinh tế thị trường, các quan hệ hàng hoá - tiền tệ không ngừng gia tăng về khối lượng, mở rộng về phạm vi và đa dạng hoá về các mối quan hệ. Các quan hệ này không chỉ diễn ra trong một nước mà còn diễn ra trong khu vực và trên phạm vi Quốc tế . Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, đòi hỏi phải đổi mới về nhiều mặt . Trong đố đổi mới công tác Thanh toán giữ một vị trí quan trọng.

Hiện nay thanh toán điện tử đã và đang được các chi nhánh NHCT áp dụng thanh toán hết sức thuận tiện, an toàn và chính xác, tìm được cách đi đúng nhưng để duy trì và thực hiện ngày càng tốt hơn, tạo lòng tin với khách hàng thì đòi hỏi ngành Ngân hàng phải có bước đi phù hợp vừa giải toả được những khó khăn mang tính lịch sử, vừa tạo được những tiền đề điều kiện thuận lợi mới để thực hiện phát triển. Kết quả đã chứng minh việc mở rộng thanh toán điện tử là cần thiết hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt, tạo thêm nguồn vốn cho sự ngiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường.

Tài liệu tham khảo

1- Thanh toán điện tử trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (Ngân hàng công thương Việt Nam - 12/1997).

2- Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 1998, 1999 của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.

3- Hạch toán kế toán và xử lý thông tin trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Học viện Ngân hàng 1995).

4- Quy trình nghiệp vụ kế toán thanh toán trên máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 07/1995).

5- Các tạp chí Ngân hàng.

Mục lục

Phần mở đầu Chương I

Lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán giữa các ngân hàng nói riêng

I/ Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh

toán giữa các ngân hàng nói riêng. ... 5

1. Sự cần thiết: ... 5

2. Vai trò : ... 7

3. Các nguyên tắc: ... 8

b. Quy định đối với ngân hàng (người thực hiện thanh toán). 8 4. Các phương thức thanh toán: 9

a/ Phương thức thanh toán liên hàng: ... 10

b/ Phương thức thanh toán bù trừ: ... 11

c/ Phương thức thanh toán qua TKTG tại NHNN hoặc qua TKTG tại tổ chức tín dụng khác: ... 13

II - Phương thức thanh toán điện tử ở NHCT Việt Nam : ... 15

1- Khái niệm và các quy định chung: ... 15

2- Tài khoản và chứng từ sử dụng: ... 17

a/ Tài khoản: ... 17

b/ Chứng từ điện tử: ... 17

3/ Quy trình thanh toán điện tử: ... 23

3.1/ Tại Ngân hàng khởi tạo: (NHCT A) ... 24

4.3/ Kiểm soát, đối chiếu: ... 32

5/ Điều chỉnh sai lầm: ... 34

a/ Nhầm lẫn và điều chỉnh tại NH khởi tạo: ... 34

b/ Xử lý nhầm lẫn tại NH nhận tiền: ... 37

6/ Quyết toán cuối ngày: ... 43

a/ Quyết toán cuối ngày: ... 43

b/ Quyết toán tháng: ... 44

c/ Quyết toán năm: ... 45

Chương II Thực trạng tổ chức thanh toán điện tử tại NHCT Thanh Xuân - Hà nội I/ Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân ... 48

1/ Đặc điểm chung và những thuận lợi, khó khăn của NHCT Thanh Xuân 48 2/ Định hướng phát triển của NHCT Thanh Xuân: ... 50

II/ Khái quát kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân: ... 51

2/ Kết quả công tác nguồn vốn: ... 52

3/ Kết quả kinh doanh sử dụng vốn: ... 53

4/ Kết quả kinh doanh: ... 54

5/ Kết quả tài chính: ... 54

III/ Một số nét về tình hình thực hiện các nghịêp vụ thanh toán nói chung: .. 55

IV - Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT Thanh Xuân ... 55

1/ Ngân hàng khởi tạo: ... 57

3/ Trường hợp sai lầm: (Nhầm lẫn và Điều chỉnh) ... 65

4/ Đối chiếu cuối ngày: ... 67

5/ Đối chiếu quyết toán tháng: ... 67

6/ Quyết toán năm: ... 68

Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử tại NHCT Thanh Xuân I/ Những kiến nghị chung: ... 69

1/ Tuyên truyền quảng cáo: ... 69

2/ Cơ sở vật chất, kỹ thuật: ... 70

3/ Tổ chức đạo tào cán bộ: ... 70

II/ Kiến nghị cụ thể. ... 71

Kết luận Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng các hiệu quả phương thức thanh toán điện tử tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 71 - 78)