VII. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CB tôm VN so với năm 2008
I.7 Nâng cao vai trò của NN
Chính sách đầu tƣ phát triển CBTSXK
- Ƣu tiên quỹ đất tại các khu CN hiện có, hoặc lập khu CN mới cho phát triển CB TS XK và tiêu thụ nội địa tại các vùng CB TS tập trung.
- Tiếp tục mở rộng đối tƣợng cho vay từ nguồn tín dụng ƣu đãi của NN theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của CP về tín dụng đầu tƣ và tín dụng XK của NN cho việc đầu tƣ mới và đầu tƣ nâng cấp các cơ sở CBTS đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn QG và đạt trình độ công nghệ CB các sản phẩm giá trị gia tăng.
- Tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính và ƣu đãi về thuế cho phát triển vùng nguyên liệu và CNCBTS đến năm 2020, theo Thông tƣ số 95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 của Thủ tƣớng CP về phát triển CNCB nông lâm TS. Bên cạnh đó, xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay để xây kho lạnh (bao gồm cả kho lạnh ở cảng cá và chợ cá); nhập, dự trữ nguyên liệu để CB tái XK cho các DNCBTS đầu tƣ tại các trung tâm nghề cá lớn của vùng nhƣ Hải Phòng và vùng lân cận (vùng Đồng bằng sông Hồng), Đà Nẵng- Quảng Nam và vùng lân cận(vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) trong vòng 5 năm để khuyến khích các DN đầu tƣ phát triển CB TS tại các vùng nêu trên.
- Các địa phƣơng tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng tập trung tạo sản lƣợng hàng hóa lớn cho một số loại tôm giá trị cao tôm sú, tôm chân trắng. NN đầu tƣ hạ tầng cho các vùng nuôi (điện, đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi); cho vay vốn để các doang nghiệp và nông dân đầu tƣ đồng bộ khu nuôi trồng tôm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho từng đối tƣợng nuôi theo đúng quy hoạch.
- Xây dựng chính sách cho ngƣ dân vay vốn đầu tƣ hầm bảo quản lạnh, dụng cụ chứa hợp vệ sinh và đúng quy cách để bảo quản TS trên tàu đánh bắt từ 2 ngày trở lên.
- Có chính sách hỗ trợ đầu tƣ trang bị và đổi mới công nghệ thiết bị: Các DNCBTS thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc ƣu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ƣu đãi của NN để đầu tƣ trang bị và đổi mới công nghệ thiết bị. Xem xét cho phép tăng thời hạn vay vốn theo chu kỳ SX của CB TS cho phù hợp với tính thời vụ của quá trình SX thuỷ sản.
- Xây dựng chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho ngành CN phụ trợ nhƣ chế tạo thiết bị (cấp đông, kho lạnh, tủ hấp, sấy...) cho các dụng cụ CB; SX phụ gia, hóa chất, bao bì dùng cho CB TS tƣơng tự đầu tƣ phát triển các nhà máy CB tôm.
- Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tƣ và phát triển cho CB tôm nói chung, cần có chính sách riêng hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ trong việc phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm thông qua các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại.
- Thực hiện giảm thuế thu nhập cho DNCBTS nói chung và tôm nói riêng có SX nguyên liệu TS, hoặc liên kết với ngƣời SX và cung ứng nguyên liệu, cũng nhƣ có chế tài nghiêm minh khi các bên vi phạm hợp đồng liên kết.
Tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với chế biến thủy sản và CB tôm nói riêng
- Tổ chức bộ máy: tiến hành rà soát lại việc quản lý NN đối với CBTS, phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Công thƣơng trong quản lý lĩnh vực này về các mặt: theo dõi SXKD, thống kê, tham mƣu các chính sách hỗ trợ phát triển (đầu tƣ, tín dụng, thuế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trƣờng, xúc tiến thƣơng mại). Ngoài ra, hệ thống quản lý về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm TS rất cần đảm bảo kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm để có đƣợc hiệu lực và hiệu quả quản lý cao nhất; và hệ thống này cần đƣợc hoàn thiện và tăng cƣờng năng lực từ TW tới địa phƣơng.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức hội nghề nghiệp: cần tạo cơ chế, hỗ trợ việc hình thành và phát triển. NN cần có chính sách cụ thể thông qua xây dựng và thực hiện Luật Hiệp hội. Luật này quy định các ngành nghề phải hoạt động trong khuôn khổ hiệp hội, không đƣợc hoạt động riêng lẻ để dễ quản lý. Khi có tranh chấp, DN chỉ cần nhờ đến hiệp hội can thiệp, thƣơng lƣợng hoặc thỏa thuận với nhau; khi nào không hòa giải đƣợc mới nhờ đến pháp luật. Luật Hiệp hội sẽ có điều khoản nếu DN làm trái quy định sẽ bị loại khỏi tổ chức, nhƣ thế DN sẽ có ý thức chấp hành.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngành thủy sản và đặc biệt là ngành chế biến tôm luôn có tốc độ phát triển nhanh, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, ngành thủy sản nói chung hay ngành chế biến tôm nói riêng vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn do thời tiết, môi trƣờng, con giống, thức ăn và hàng loạt những bất cập trong khâu quản lý, về công nghệ, vốn,... Vì thế, để ngành chế biến tôm Việt Nam đạt đƣợc tỷ trọng xuất khẩu cao thì cần phải xác định rõ đƣợc những lợi thế cũng nhƣ những cơ hội đang có để tận dụng một cách triệt để.
Dựa vào mô hình khối kim cƣơng của M.Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành chế tôm Việt Nam, nhận thấy rằng, bổn đỉnh của khối kim cƣơng (điều kiện về các yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; chiến lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh ngành; các ngành hỗ trợ và có liên quan) có lẽ quan trọng nhất là điều kiện về cầu. Tuy nhiên, tất cả các yếu tổ đó lại phụ thuộc hay bị chi phối bởi bàn tay điều tiết của NN cũng nhƣ cơ hội ở các nƣớc là thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam, cơ hội của nhà nƣớc và cơ hội của chính các doanh nghiệp tạo ra.
Giai đoạn 2000 – 2011, xuất của ngành chế biến tôm Việt Nam tăng nhanh cả về giá trị lẫn chất lƣợng. Dù đạt đƣợc thành tích đó nhƣng đến nay, ngành chế biến tôm nói riêng hay ngành thủy sản nói chung vẫn đang “loay hoay” tìm hƣớng đi bền vững. Điều đáng nói ở đây là dù chính phủ đặt ra những chiến lƣợc, tầm nhìn đến năm 2020 nhƣng cần phải một sự nỗ lực rất lớn từ nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp. Cải thiện về ý thức ngƣời dân là điều kiện tiên quyết về vấn đề tôm nguyên liệu; thu hút vốn để đầu tƣ vào công nghệ, vào trang thiết bị cảnh báo cho ngƣời dân; các chính sách hỗ trợ vốn, lãi suất cụ thể hơn để tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ; các chế độ bảo hiểm nông nghiệp. Đặc biệt, cần phải tận dụng triệt để những cơ hội đang có, biết phân tích và tìm kiếm cơ hội ở những thị trƣờng mới. Ví dụ thị trƣờng chế biến tôm Việt Nam cạnh tranh với tôm Indonexia bởi giá cả nhƣng thị trƣờng xuất khẩu Nhật Bản lại thiên về chất lƣợng, giảm lƣợng xuất khẩu tôm đông lạnh,
thiên về chế biến; với Trung Quốc cần một chế độ bán sản lƣợng tôm hợp lý, tránh bán tôm nguyên liệu quá nhiều trong khi các doanh nghiệp ở Việt Nam lại thiếu tôm nguyên liệu; với thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản,... cần phải chú trọng về chất lƣợng, nâng cao chất lƣợng, cách thức chế biến để tạo sự đa dạng hóa sản phẩm, nâng tỷ trọng xuất khẩu.... Ngoài ra, nhận biết đƣợc những thách thức đang tồn tại: sự gắn kết giữa chế biến xuất khẩu với sản xuất nguyên liệu còn lỏng lẻo; tuyên truyền và xúc tiến thƣơng mại chƣa đạt kết quả cao; quản lý chất lƣợng theo chuỗi sản phẩm với việc đƣa ra các chứng chỉ về chất lƣợng ở mức cao nhất của thế giới chƣa đƣợc tổ chức bài bản... đồng thời phải tìm ra những phƣơng hƣớng để giải quyết đƣợc những thách thức đó là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của ngành chế biến tôm Việt Nam.
Tóm lại, để đạt đƣợc chiến lƣợc phát triển thủy sản đến năm 2015 là 6,5 – 6,7 tỷ USD và đến năm 2020 là 8 tỷ USD đã đƣợc thủ tƣớng phê duyệt trong chiến lƣợc phát triển thủy sản đến năm 2020 thì hiện tại, nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần phải nhận định đúng tình hình, dám đƣơng đầu và giải quyết một các hợp lý, để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra trong quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nƣớc, phấn đấu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu vì một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”, một đất nƣớc phát triển tiên tiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách: “ Lợi thế cạnh tranh QG của Michael E. Porter”
2. Báo cáo: “ TS VN, tổng kết 2010 và những dự phòng” – Tháng 12 năm 2010 của Sacombank.
3. Trang web của tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/
4. Trang web của tổng cục TS: http://www.fistenet.gov.vn/
5. Trang web của hiệp hội TS: http://www.vasep.com.vn/ và báo cáo vasep news ngày 14 tháng 2 năm 2011.
6. Trang web của cục quản lý chất lƣợng nông lâm sản và TS:
http://www.nafiqad.gov.vn/
7. Bản dự án “ quy hoạch phát triển CB TS toàn quốc đến năm 2020” của trung tâm tƣ vấn và kế hoạch phát triển TS
8. Bài nghiên cứu NC – 20 về “ ảnh hƣởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của DN” của Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Edmund Malesky, Nguyễn Đức Thành – Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học QG Hà Nội.
9. GAP và BMP trong nuôi tôm tại VN: Chính sách, hiện trạng và phƣơng hƣớng thực hiện của Ts. Vũ Dũng Tiến và ông Don Griffiths.
10. Trang web của Viện kinh tế và Quy hoạch TS – bộ NN&PTNT:
http://www.vifep.com.vn/
11. Trang web của trung tâm xúc tiến thƣơng mại nông nghiệp – bộ NN&PTNT: http://www.agritrade.com.vn/
12. Trang web của hội nghề cá VN: http://hoinghecavietnam.org.vn/ 13. Báo cáo phân tích ngành TS của phòng phân tích và đầu tƣ của Artex sercurities tháng 9 năm 2010.
14. Trang web của viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh:
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/
16. Quyết định số 63/2010/QĐ – TTg “ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, TS” ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2010. 17. Các trang web khác: http://vietbao.vn/, http://vov.vn/,