Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 28 - 29)

I. Điều kiện về yếu tố sản xuất

I.4Nguồn nguyên liệu

Nguồn tôm nguyên liệu cho ngành CNCB tôm Việt Nam gồm có nguồn tôm trong nƣớc và nguồn tôm nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Năm 2008, Việt Nam phải nhập khẩu 11,23 nghìn tấn tôm nguyên liệu, chiếm 2,2% lƣợng tôm nguyên liệu cần thiết cho sản xuất. Tôm nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng cao trong tình trạng nguồn cung tôm trong nƣớc không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành chế biến tôm. Trong khi đó, quy định tại các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật, EU khiến cho việc nhập khẩu tôm nguyên liệu không mấy khả quan (Nếu muốn nhập khẩu tôm nguyên liệu (thƣờng là tôm đánh bắt ngoài tự nhiên) để chế biến và xuất khẩu sang châu Âu thì bị vƣớng quy chế truy xuất nguồn gốc thủy sản (IUU); còn muốn xuất vào Nhật Bản, thị trƣờng xuất khẩu tôm lớn của Việt Nam sau khi hiệp định thƣơng mại Việt – Nhật có hiệu lực từ 1-10-2009, thì thị trƣờng này không chấp nhận tôm nguyên liệu của nƣớc thứ ba vì lo ngại đến chất lƣợng đầu vào của nguyên liệu).Vào những tháng giữa năm 2011, tại Bạc Liêu, 7 nhà máy chế biến lớn nhất cùng hơn 20 xƣởng chế biến của tƣ nhân đều thiếu nguyên liệu. Ở Sóc Trăng, Công ty Fimex cũng gặp rất nhiều khó khăn khi nguyên liệu mua vào hơn 20 -30 tấn/ngày, chỉ đáp ứng chƣa đến 50% công suất. Tình trạng này không chỉ xảy ra tại Bạc Liêu, Sóc Trăng mà còn là tình trạng chung của tất cả các doanh nghiệp chế biến tôm trên

cả nƣớc. Nguồn nguyên liệu đầu vào cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-70%, ngoại trừ một số doanh nghiệp cận vùng tôm-lúa thì ít bị ảnh hƣởng hơn.1

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 28 - 29)