Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 65 - 66)

VII. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CB tôm VN so với năm 2008

I.3Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay từ cấp TW xuống đến các địa phƣơng, nhất là tại các trung tâm phát triển CB thuỷ sản, việc thiếu nhân lực đang là vấn đề gay gắt. Thiếu cả lao động phổ thông lẫn lao động có kỹ năng, thiếu các giám đốc đủ trình độ và năng lực đáp ứng đòi hỏi trong điều kiện cạnh tranh hiện nay nhất là khi VN đã gia nhập WTO. Nguồn nhân lực CBTS nói chung còn yếu hầu nhƣ trong tất cả các khâu nhƣ: các giám đốc ít đƣợc đào tạo quản lý kinh tế - quản trị KD, cán bộ nghiệp vụ kém ngoại ngữ, kiến thức pháp lý, không am hiểu đầy đủ các thông lệ buôn bán QT. Các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lƣợng sản phẩm, CB, quản lý thiết bị… đang thiếu. Công nhân có thâm niên, có tay nghề cao ngày càng ít dần vì điều kiện lao động nặng nhọc, thu nhập thấp, không còn hấp dẫn bằng các nghề khác. Do đó, trong giai đoạn sắp tới, chúng ta cần:

Tăng cƣờng các hình thức đào tạo trong và ngoài nƣớc cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, và cán bộ về marketing. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, hƣớng dẫn nghề nghiệp để tăng cƣờng và bổ sung đội ngũ lao động lành nghề cho nuôi trồng, khai thác và CB thuỷ sản. Quan tâm tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhà DN am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thƣơng mại của các nƣớc và QT để tăng cƣờng và bổ sung đội ngũ các nhà DN KD thuỷ sản giỏi trên thƣơng trƣờng QT .

Hƣớng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho địa phƣơng, DN để tự thực hiện việc kiểm tra về chất lƣợng, an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu và sản phẩm do địa phƣơng, đơn vị SX.

Mỗi DN tự xác định trách nhiệm của chính mình trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng các chính sách thu hút lao động. Mỗi DN phải xây dựng “chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực” của chính mình thay vì chính sách đi lôi kéo nguồn nhân lực có trình độ của các DN khác nhƣ hiện nay. Các hiệp hội ngành hàng tích cực trợ giúp các DN đào tạo nâng cao trình độ cán bộ các loại cho DN.

Hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo phục vụ CN CB thuỷ sản theo xu hƣớng xã hội hoá đào tạo. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu vận hành của các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến. Khuyến khích cấp học bổng hoặc miễn giảm học phí cho những ngƣời theo học về nghề thuỷ sản và bố trí công việc phù hợp có thu nhập thoả đáng sau khi ra trƣờng để bổ sung lực lƣợng nhân lực thuỷ sản chất lƣợng cao đang thiếu hụt hiện nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter pdf (Trang 65 - 66)